Du hoc Nhat Ban, Tuyển sinh du học Nhật Bản

Du học Nhật Bản - Tuyen sinh du hoc Nhat Ban uy tin

Chuyên trang thông tin Du học Nhật Bản số 1 Việt Nam

Tuyen sinh du hoc Nhat Ban gia re

Khi du học Nhật Tôi xác định ở Nhật đi học đi làm dài dài nên tính kiếm luôn bằng lái xe ô tô ở Nhật. Tôi ngạc nhiên vô cùng vì thấy xe rẻ không tưởng được. Một chiếc xe đi được ngon lành rẻ hơn cả tiền lấy bằng lái…

Tự truyện du học Nhật Bản – kỳ thi học kỳ:

Tôi nhập học vào năm 3 Đại học, học được nửa năm thì dĩ nhiên là tôi phải thi học kỳ. Trời thi àh? Bình thường ngồi trên lớp nghe thầy giảng có hiểu gì đâu. Vậy mà thi. Mấy đứa bọn tôi lo sốt vó.
Được cái học ở Nhật này các môn học nhẹ tênh. Thường môn nào cũng một tuần một tiết 90’ mà, trừ vài môn bắt buộc đặc biệt thôi. Bọn tôi còn phát hiện ra một kho báu: Đề thi cũ. Giống như hồi xưa bọn tôi học ở Bách Khoa, ra hàng phô tô sau cổng trường mua bộ đề về ôn đó. Nhưng ở đây không có hàng phô tô, cũng chẳng có công nghệ buôn bán đề cũ. Bọn tôi may quen với một hai đứa Nhật, bọn nó kiếm đâu ra đề, còn kèm cả bài làm của các đàn anh đi trước nữa. Có bài đàn anh làm được 100 điểm thì không nói làm gì, có bài 20/100 mà bọn nó cũng phô tô chuyền tay nhau. Lấy làm phản ví dụ đừng có làm sai thế này àh.
Mấy ông thầy cũng không cảnh giác với nạn đề cũ lắm, nhiều ông cho đề gần giống hệt đề năm trước, thay mỗi số. Bọn tôi làm ngon ơ. Thế là cũng thi qua được hầu hết số môn. Có một số môn tự chọn khó quá, tôi bỏ luôn khỏi đi thi. Đến lúc tốt nghiệp bảng điểm chỉ ghi những môn đỗ thôi mà, môn nào D ( trượt) thì không ghi vào. Thà trượt (<60) còn hơn bị ghi điểm C (60-69 điểm) vào bảng điểm!

Tự truyện du học Nhật – Thi lấy bằng lái xe:

Tôi xác định ở Nhật đi học đi làm dài dài nên tính toán kiếm luôn bằng lái xe ô tô ở Nhật. Hồi ở Việt Nam tôi cứ định đi lấy bằng mãi nhưng mà nộp đơn đợi mãi đến khi sang Nhật vẫn chưa được đi học!
Nghe đến việc sở hữu một chiếc xe hơi, lúc ở Việt Nam tôi thấy cao siêu lắm, nghĩ rằng đời mình phải đến lúc già khụ lên giám đốc rồi thì mới có được. Nhưng sang Nhật, tôi ngạc nhiên vô cùng vì thấy xe rẻ không tưởng được. Xe hơi xấu một tý, đủ điều kiện chạy được thì có khi rẻ hơn cả tiền lấy bằng lái (chính xác giờ con xe tôi đang đi giá bằng một nửa cái bằng lái của tôi). Quan trọng là cái bằng lái, đắt lắm. Tôi sau khi xem xét mấy lựa chọn: Học ở trường lái, học thầy tư, không học mà đi thi luôn, tôi chọn học ở trường lái. Vì tôi nghe nói học trường thì lúc thi lái thầy chấm, lái dở kiểu gì cũng qua. Còn học thầy tư với đi thi luôn thì cảnh sát chấm chặt lắm, thi lại toàn đến cả chục lần tiền thi lại nó đội lên thì cũng quá tội. Thế là tôi rong ruổi đến trường lái 3 tháng.
bang lai xe o nhat Tự truyện du học Nhật Bản   Thi học kỳ và làm thêmthi bang lai xe duhocnhatban Tự truyện du học Nhật Bản   Thi học kỳ và làm thêmCon xe cũ giá rẻ hơn tiền lấy bằng
Học ở trường tôi có mấy cái ngạc nhiên.
Thứ nhất là hệ thống đường ưu tiên – không ưu tiên của họ được tuân thủ cực nghiêm. Khi 2 đường giao cắt mà không có đèn tín hiệu, kiểu gì một đường cũng có biển “dừng lại”. Xe đi gặp biển này là phải dừng lại đợi cho đường kia không có xe nào thì mới được ra. Ló ra nó đâm ráng chịu. Lúc học lái tôi có lần phải đợi 5 phút mới rẽ ra được đường chính.
Thứ hai là đường rất nhiều xe nhưng không hề có tiếng còi. Nếu sợ quệt vào một người đang đi xe đạp ven đường, họ giảm tốc độ xuống rất thấp rồi đi qua, hoặc vòng lấn xa sang đường đối diện để vượt, tuyệt đối không dùng còi “cảnh báo”. Còi chỉ được dùng khi bắt buộc, nếu không dùng thì sẽ xảy ra tai nạn, hoặc để biểu lộ sự giận dữ vì hành động vi phạm luật của người khác. Mỗi lần nghe thấy tiếng còi tôi lại giật thót mình nhìn ngang nhìn dọc xem mình có làm gì sai trái không.
Thứ ba là người Nhật lái xe cực kỳ nhường nhịn. Ở những đoạn đường giao nhau mà đường ưu tiên có quá nhiều xe, thỉnh thoảng có xe dừng lại để nhường cho xe đang đợi ở đường không ưu tiên rẽ ra, mặc dù theo luật họ không phải làm thế. Hoặc lúc rẽ ở ngã tư, nếu có người đi bộ ngang băng qua là ô tô phải dừng lại đợi. Lúc mới sang đi bộ có mấy lần tôi dừng lại nhường cho ô tô đi trước, họ nhìn tôi lạ lắm. Những cái “theo luật thì không phải làm nhưng nếu là người tốt thì nên làm” như thế này, họ đều dạy hết ở trong trường lái.
Thứ tư là họ dạy cả cách đặt mình vào vị trí của người khác mà suy nghĩ. Tiếng Nhật họ gọi là “OMOIYARI”, người Nhật là trùm của việc này. Ví dụ có bài tôi được học, đang đi ô tô trên đường vắng, chợt xa xa thấy một đứa trẻ băng chạy qua đường ở ngã tư khuất góc nhìn. Lúc chạy qua đứa trẻ mặt tươi cười, rồi ngoái lại bên kia đường. Họ dạy tôi là trong trường hợp này phải nghĩ ngay rằng có thể còn mấy đứa bạn của đứa trẻ đấy sắp băng qua theo, nên phải giảm tốc độ. Tôi học xong mà cảm thấy như họ dạy lái xe kèm theo dạy cả nhân cách cho thanh niên vậy.

Làm thêm 2 tháng mùa đông:

Mùa đông năm ba đại học. Trường tôi ở vùng nổi tiếng nhiều tuyết của Nhật, lại ở trên núi cao nữa chứ, nên 3 tháng mùa đông cứ gọi là ngập tuyết. Trường cho sinh viên đại học nghỉ nguyên 3 tháng này. Cơ hội được nghỉ nguyên 3 tháng liền đầu tiên và duy nhất trong đời sinh viên của tôi! Tôi đã nộp đơn xin đi làm thêm 3 tháng liền ở khu trượt tuyết, họ nhận rồi, nhưng đến phút cuối lại phải ở lại lấy 1 môn học nên không đi được. Thế là tôi đành tính cách khác. Lên trường xem danh sách cách công ty cần người, tôi xin tuyển được vào 1 công ty khác. Thế là suốt 2 tháng liền, ngày 12 tiếng tuần 5-6 ngày, tôi đi làm như một công nhân thực thụ. Đến giờ nghĩ lại tôi vẫn thấy ớn với khoảng thời gian ấy.
Tôi làm trong 1 nhà máy tái chế hộp mực của máy in. Chắc bạn cũng biết, cái hộp mực làm bằng nhựa đen to đùng dùng cho mấy loại máy in cỡ to đấy. Trong đó có cái lõi mực, chỉ cần thay cái lõi này là lại thành hàng mới. Bình thường CANON hay FUJIXEROX họ có nhà máy riêng dành cho việc tái chế, nhưng có khi hàng nhiều quá họ làm không hết phải đem ra ngoài nhờ. Công ty tôi làm là một công ty nhỏ chuyên nhận những việc như thế này. Ở công ty tôi họ nhận những hộp mực dùng rồi, tháo ra, vệ sinh sạch sẽ, rồi lắp lại với lõi mực mới. Tôi làm ở bộ phận lắp lại, từ sáng đến tối làm đúng 1 động tác: nhận hộp mực từ người bên trái, với tay lấy 1 cái lẫy nhỏ xiu, ấn vào đúng chỗ kêu cách một tiếng, rồi đưa cho người bên phải. Cứ thế từ 8h sáng đến 8h tối (được nghỉ 1 tiếng ăn trưa), từ thứ 2 đến thứ 6, có khi cả thứ bẩy. Tôi nhiều lần mệt quá, vừa làm vừa ngủ, mắt nhắm mà tay vẫn làm. Mà tôi rất phục mấy người làm cùng tôi. Họ toàn là các bà già tầm 40 – 50 tuổi. Thanh niên như tôi làm từ sáng đến tối mệt rã rời mà họ vẫn tươi cười vui vẻ, có khi bọn tôi về rồi mà họ vẫn làm. Mà buổi trưa bọn tôi ăn cơm hộp, mấy bà già thì người mang cơm nắm ra ăn, người đổ nước ăn mì, người uống mỗi hộp sữa không ăn. Đúng là không hiểu nổi khả năng làm việc của người Nhật.
tuyet nhat ban Tự truyện du học Nhật Bản   Thi học kỳ và làm thêm
Tôi hân hoan với mùa tuyết đầu tiên trên đất Nhật
tuyet o nhat ban Tự truyện du học Nhật Bản   Thi học kỳ và làm thêm
Đoạn đường sau phòng ký túc xá của tôi. Đường nhão
nhoét trơn trượt. Nhìn vào hình có thể thấy vỉa hè rất
nhỏ, và tuyết đọng trên vỉa hè đi rất nguy hiểm.
Hồi đi làm thêm này tôi mới lấy bằng lái ô tô chưa mua xe. Đi xe đạp đã vừa xa vừa lạnh vừa tối rồi, lại nguy hiểm nhất là đường tuyết với nước pha vào nhau nhão nhoét trơn trượt, mấy lần tôi ngã. Ngã vào vỉa hè còn may chứ ngã ra lòng đường đúng lúc ô tô đi qua thì cực kỳ nguy hiểm. Làm xong 2 tháng tôi được khoảng 3000 USD, lấy tiền mua một con xe ô tô phóng vi vu ngay.
Nếu bạn yêu thích Nhật Bản, có ước mơ du học Nhật Bản. Mong 1 lần được đặt chân đến xứ sở Hoa Anh Đào tuyệt đẹp này thì hãy liên hệ với Hoa Sen để được tư vấn miễn phí và chính xác nhất. 

0 nhận xét:

Post a Comment

 
Top