Du hoc Nhat Ban, Tuyển sinh du học Nhật Bản

Du học Nhật Bản - Tuyen sinh du hoc Nhat Ban uy tin

Chuyên trang thông tin Du học Nhật Bản số 1 Việt Nam

Tuyen sinh du hoc Nhat Ban gia re

"]
Hoshigaki


(*tôi ở đây là chỉ người viết bài ý)

Hồng vàng rất ngon, nhưng hồng sấy mới thực sự tuyệt vời. Cực kì tuyệt vời! Hãy để tôi chứng minh nhé. Chúng từ nhỏ nhắn, chắc tay, những quả hồng vàng được sấy khô (ở Nhật là ‘xuất xứ Trung Quốc) sau đó sẽ trở thành những quả hồng sấy to hơn, đầy đặn hơn, ẩm hơn và dính hơn – nghe thật quyến rũ đúng không? Những quả hồng khô chất lượng nhất sẽ có mùi vị giống như caramel vậy, chúng sẽ đem đến cho người ăn một loại mứt tuyệt nhất. Bên cạnh đó, theo tôi ngon nhất là hồng sấy được làm từ shigugaki (hồng chát), chúng khá chát nên không thể ăn ngay khi còn tươi được. Tuy nhiên, sau khi bóc vỏ và đem treo ngoài trời khoảng 4 đến 6 tuần, bạn sẽ có 1 loại trái cây có vị caramel ngon đến ngất ngây.

Làm hoshigaki thật sự rất dễ, và cũng rất vui nữa. Nhất là tụ tập bạn bè hay gia đình và cùng nhau làm một mẻ hồng khô thật lớn, sau đó đem tặng như một món quà cuối năm là một lựa chọn tuyệt vời.

Có thể dùng tất cả các loại hồng khô làm quà, tuy nhiên hai loại hồng khô phổ biến nhất theo như tôi biết, chính là hachiya và shibu.



Chọn quả

 



Chọn hồng còn nguyên cuống



Khi thu hoạch hay mua hồng để làm hồng sấy, hãy chọn những quả vẫn còn cuống, chúng sẽ khiến việc treo hồng thành từng dây dễ dàng và chắc chắn nhất. Tuy nhiên, vì chúng là gỗ nên không thể bắt tay vào làm ngay được.

Hồng phải được bóc vỏ, vì vậy hãy chọn những quả chưa chín hẳn và chắc tay một chút, đủ để bạn bóc vỏ và treo lên dễ dàng.


Gọt vỏ

 


Vài người dùng dao để gọt vỏ, nhưng tôi thích dùng dụng cụ bóc vỏ trái cây hơn, loại thường dùng để gọt vỏ cà rốt là được (dao bào ý). Nếu như bạn muốn làm một mẻ hoshigaki lớn, có thể bạn nên trang bị một vài loại dao khác nhau. Tôi vừa mới học được một điều, rằng sử dụng những con dao nhọn và sắc sẽ không tốt bằng những con dao cũ hơn, hay cùn hơn, vì chúng sẽ gọt sâu hơn vào cùi.

Tôi bắt đầu gọt vỏ từ phần cuống và gọt vài vòng quanh nó, hãy cẩn thận đừng làm đứt phần cuống, vì phần cuống thừa ra đó sẽ giúp những quả hồng dính chắc hơn vào dây khi đem đi phơi khô. Tiếp theo, gọt sạch phần vỏ còn lại.

Phần vỏ đó có thể giữ lại và được dùng để tăng thêm hương vị cho món tsukemono (dưa muối) nếu bạn tự làm. Tsukemono làm rất dễ và cũng rất ngon và tốt cho sức khỏe.




Khử trùng bằng cách thả vào nước sôi hay rượu

Sau khi gọt vỏ, một số người nói rằng dùng nước nóng hoặc rượu cất có thể khử trùng bề mặt đã được gọt vỏ của quả hồng. Tôi đã thử nhúng hồng vào nồi nước nóng hay một nồi shochu. Tôi thật sự nghi ngờ chuyện khử trùng những quả hồng này, treo chúng ngoài trời mà lại không tiếp xúc với vi khuẩn và mầm bệnh, chưa kể đến chim chóc, gia súc, mèo nhà hay những con vật khác. Tôi thường hay bỏ qua bước này khi làm hoshigaki và vẫn chưa chịu bất cứ ảnh hưởng xấu nào. Nhưng nếu như đây là lần đầu tiên bạn làm hồng khô, bạn không nên bỏ qua bước làm sạch này để bảo đảm an toàn. Nếu như không có điều kiện mua shochu, có thể dùng vodka hay rượu mạnh để thay thế.


Xâu chuỗi và đem treo

 



Xâu hồng thành chuỗi






Sau đó đem phơi khô

Tôi thích sử dụng dây bằng vải cotton, dày một chút để treo hồng. Khi đem hồng đi treo, một mặt quả sẽ thường xuyên tiếp xúc với sợi dây, nếu như dùng dây treo quá mỏng, quả hồng sẽ có thể bị cứa trong khi treo (ở một mức độ nào đó, đây là điều không thể tránh khỏi). Hơn nữa, mỗi dây treo đầy hồng hơi nặng một tý, và khi bạn di chuyển hay cầm chúng, một sợi dây dày hơn sẽ có thể tránh làm tay bạn bị thương vì bị cứa.

Cắt dây dài khoảng 1 mét và thắt nút ở hai đầu để chắc chắn là chúng không bị xổ ra. Số lượng quả treo ở mỗi dây phụ thuộc vào kích cỡ của quả hồng. Khi từng làm hoshigaki ở Nhật, tôi thường treo 7 quả mỗi dây như một con số may mắn. Tôi không thắt nút quanh cuống hồng, chỉ quấn vài vòng dây vì như vậy sẽ đơn giản hơn khi bạn tháo hồng ra sau khi hoàn thành bước phơi khô. Tuy nhiên, việc thắt nút quanh cuống sẽ dễ dàng hơn khi cầm tay hay di chuyển dây treo, nhưng tôi cảm thấy điều đó không thực sự cần thiết.






Treo dàn hồng dưới một mái che hay ở bất kì nơi nào đủ ánh sáng và thoáng mát, nhưng phải tránh được mưa.

Treo hồng thật cẩn thận và hãy đợi đến khi Mẹ Thiên nhiên ban phép màu biến những quả hồng từ không thể ăn được thành một món ăn có mùi vị ngon đến ngất ngây.



Phơi khô

 




Sau khoảng một tuần, những quả hồng sẽ bắt đầu nhăn lại và bề mặt bắt đầu xuất hiện những nếp nhăn. Cứ cách vài ngày, hãy nhẹ nhàng xoa bóp chúng, điều này sẽ khiến món hồng khô của chúng ta mịn và dính hơn. Tôi đã từng thử không thực hiện khâu này vài lần và sự khác biệt có thể dễ dàng nhận ra. Vì vậy, bạn không nên bỏ qua bước này
Trong khi hồng được phơi khô, sẽ có một lớp bột màu trắng mỏng xuất hiện – đó chính là đường. Tất nhiên nếu tiếp xúc với nước mưa thì chúng sẽ bị rửa trôi hết, và đó chính xác là một bi kịch.

Mất bao lâu để phơi khô phụ thuộc vào kích cỡ của những quả hồng mà bạn sử dụng, cũng như điều kiện thời tiết. Tôi nghĩ thời gian trung bình để phơi khô là khoảng 6 tuần. Hãy thử nhìn vào những bức hình xem – đó chính là thành quả.






Tôi thích làm hoshigaki trước tết để có thể dùng chúng làm quà tặng bạn bè.
Bước cuối cùng mà tôi không muốn giấu nghề chính là ủ hồng khô trong rơm khoảng vài ngày. Tôi đã thử làm bước này 2 lần và thất bại một lần vì đã để hồng trong rơm quá lâu, và tất nhiên là, chúng bị mốc!

Theo như tôi biết thì rơm sẽ sản xuất ra vi sinh vật, hơn nữa nó giảm bớt lượng nước vì vậy lớp đường bao ngoài sẽ dầy hơn. Tôi vẫn phải học thêm nhiều lắm, nhưng tôi nghĩ bước này cũng không cần thiết lắm đâu.

Một điều nữa, nếu bạn có ý định dùng hồng khô để làm quà tặng cho bạn bè và người thân, hãy xếp chúng xen kẽ với rơm sạch, tôi đảm bảo họ sẽ 100% bị gục ngã!




Cách ăn hoshigaki

 



Bánh Hồng Suikansyuku


khi người Nhật ăn trái cây, ví như đào và táo, họ sẽ gọt vỏ cẩn thận và cắt chúng thành những miếng nhỏ – ăn trọn một quả táo và chỉ chừa lại mỗi phần lõi là hành động của ‘người tối cổ’ (tôi đã được dạy như vậy đấy). Nhưng theo tôi thấy, người Nhật ăn hoshigaki theo cách đấy đấy. Có vài món mứt ngọt là hoshigaki bị khoét ruột, thay vào đó là những món mứt khác. Đó là một thiết đãi cực kì tuyệt vời trong mùa đông và chắc chắn rằng, chúng cực kì đắt.

Hoshigaki là một trong những món ăn mà tôi thích nhất – theo tôi nó là món mứt tuyệt vời nhất trên thế giới. Có lẽ là vì mùi vị của chúng hơi khác so với mứt một tý. Làm hoshigaki và quan sát quá trình phơi khô thực sự là một điều vô cùng thú vị.  Nếu bạn là người yêu thích ẩm thực Nhật Bản thì hãy thử làm món này nhé! còn những ai đã có cơ hội du học Nhật Bản thì cũng đừng nên bỏ qua món ăn này !

0 nhận xét:

Post a Comment

 
Top