Du hoc Nhat Ban, Tuyển sinh du học Nhật Bản

Du học Nhật Bản - Tuyen sinh du hoc Nhat Ban uy tin

Chuyên trang thông tin Du học Nhật Bản số 1 Việt Nam

Tuyen sinh du hoc Nhat Ban gia re

Nhật Bản là một đất nước có nền văn hóa lâu đời và rất độc đáo của phương Đông. Có rất nhiều mỹ danh dùng để nói về Nhật Bản như là xứ sở hoa anh đào, xứ sở mặt trời mọc. Đến với Nhật Bản, không chỉ là chúng ta đang đặt chân đến một quốc gia có nền khoa học kĩ thuật phát triển bậc nhất thế giới mà còn được đến với một quốc gia có những thắng cảnh tuyệt đẹp cùng với những nét văn hóa truyền thống độc đáo, đậm đà bản sắc Á Đông. Nhật Bản còn là đất nước có những lễ hội truyền thống vô cùng độc đáo.
Lễ hội Năm Mới Truyền Thống Nhật Bản:
fireworks japan new year Các lễ hội truyền thống Nhật Bảnfireworks japan new year japan Các lễ hội truyền thống Nhật Bản
Ngày lễ Tết năm mới Nhật Bản, mùng Một tháng Giêng đuợc tổ chức tại gia đình, nơi công cộng và tại các công ty. Ba cây tre và những cành thông đuợc dựng phía trước căn nhà và 1 sợi dây chăng ngang cửa. Phòng khách trang hoàng bằng bánh gạo, rong biển, cá khô và quả hồng vàng, con tôm hùm với rau xanh hay nhánh dương xỉ đc đặt ở 1 vị trí trang trọng. Zoni, món cháo gộm gạo giã, rau và cá hoặc thịt gà là món ăn vào ngày này. Đồ uống là Toso, 1 loại sake có hương vị đặc biệt và hàng khay đầy những món ngon lành dùng để đãi khách. Ngày này cũng là ngày viếng thăm các đền miếu tại địa phương và gọi điện thoại hỏi thăm bạn bè và họ hàng, những ngày này cũng có thể là ngày ngồi lì trước màn hình tivi vì những chương trình truyền thống hay nhất thường đc phát nhân dịp năm mới.
Bon Odori- Lễ Hội Múa Truyền Thống Nhật Bản :
Bon Odori Các lễ hội truyền thống Nhật Bản
Bon – odori là lễ hội múa truyền thống vào mùa hè tại Nhật, là một phần của lễ Obon. Truyền thống này bắt nguồn từ xa xưa, khi những nông dân tạ ơn Thần Lúa đã cho họ một vụ mùa sung túc. Điệu nhảy Bon – odori không quá phức tạp, thường lặp đi lặp lại; và đặc biệt nó đơn giản đến nỗi bất kì độ tuổi nào cũng có thể học được.
Có rất nhiều điệu múa truyền thống ở Nhật Bản, nhưng một trong những điệu múa nổi tiếng nhất là điệu múa Bon, được gọi là “Bon odori” thường được tổ chức vào tháng 8 hàng năm, lễ hội thường được diễn ra trong vòng 1 tuần. Người ta nói ở đâu trên thế giới có cộng đồng người Nhật sinh sống đông đúc thì ở đó có lễ hội Bon. Nó đã trở thành một lễ hội văn hóa đặc sắc của người Nhật, một dịp để các gia đình đoàn tụ, vui chơi.
Lễ hội TANABATA Nhật Bản:
TANABATA Các lễ hội truyền thống Nhật Bản
Lễ hội Tanabata bắt nguồn từ câu chuyện lãng mạn của người Trung Hoa. Tanabata Tsume, 1 cô gái dệt vải danh tiếng đem lòng yêu một chàng chăn bò . Say đắm vì tình, hai người đã sao lãng công việc của mình nên ông trời đã tách họ ra. Trong đêm thứ 7 của tháng 7, những con quạ bắt một cây cầu qua sông Ngân Hà trên bầu trời, con sông đã chia rẽ hai người, nhưng đôi tình nhân chỉ có thể gặp nhau lúc trời không mưa, vì như thế con sông mới đủ hẹp để họ đi qua. Vào ngày 7 tháng Bảy, câu chuyện lãng mạn này đuợc tượng trưng bởi 2 khúc tre dựng ở mỗi nhà, 1 khúc tượng trưng cho chàng chăn bò, còn khúc kia cho cô gái dệt vải. Chúng được trang hoàng bằng những bài thơ viết trên những mảnh giấy màu sắc khác nhau, sau đó đc thả xuống sông. Ở Sendai, hàng ngàn người nhảy múa các vũ điệu dân gian trong bộ trang phục Kimono nhẹ mùa hè và mũ rơm gắn đầy hoa. Họ nhảy múa suốt đêm khắp thị trấn.
Lễ hội ngắm hoa anh đào OHANAMI:
OHANAMI Các lễ hội truyền thống Nhật Bản
Hoa anh đào từ lâu đã trở thành quốc hoa của Nhật bản (xứ sở Hoa anh đào) và được gọi là Sakura. Đối với người Nhật Bản, Hoa anh đào không chỉ tượng trưng cho vẻ đẹp thanh cao mà còn là nỗi buồn về sự ngắn ngủi, phù dung và tính khiêm nhường, nhẫn nhịn. Hoa anh đào cũng tượng trưng cho tinh thần võ sĩ đạo – Samurai – biết chết một cách cao đẹp. Vào những ngày này, người dân Nhật cũng như người nước ngoài ở Nhật nô nức hứng khởi chào đón mùa hoa bắt đầu. Hoa anh đào, quốc hoa của Nhật Bản, đó là những món quà quý báu mà nước Nhật chọn làm quà tặng các nước với mong muốn hòa bình, thịnh vượng.
Lễ hội TENJIN ở OSAKA:
TENJIN Các lễ hội truyền thống Nhật Bản
Lễ Hội Tenjin ở Osaka là một trong những lễ hội vĩ đại và chói lọi nhất trong số các lễ hội tại Nhật Bản. Nó bắt đầu khi người dân Osaka mang những hình người cá bằng giấy, như lễ vật dâng lên đền Temmangu để cầu xin thần chống lại bệnh tật lan tràn trong cái nóng nực của mùa hè. Các hình người sau đó được mang ra vứt xuống sông.
Ngày nay lễ hội tập trung xung quanh một đám rước huy hoàng khởi đầu từ đền Temmangu di chuyển xuống những chiếc bè trôi trên sông giữa những đống lửa cháy rực ở hai bên bờ khi đêm xuống. Đám rước bắt đầu khi năm người đàn ông khỏe mạnh lấy hết sức bình sinh nện vào một cái trống đường kính tới gần 2m, theo sau là những kỵ sỹ mặc áo choàng đỏ tươi, rồi những người múa ô, một chiếc xe bò chở theo những cuốn sách và những lọ gạo cúng, những chiếc kiệu nhỏ, một đội múa sư tử và không thể thiếu hàng chục đứa trẻ má phấn môi hồng mặc quần áo diêm dúa và các ông bố bà mẹ hãnh diện cùng chia vui với chúng trong ngày lễ này.
Lễ hội NAGOYA:
NAGOYA Các lễ hội truyền thống Nhật Bản
Lễ hội bắt đầu bằng cuộc diễu hành của những toán thanh thiếu niên mặc trang phục của các chiến binh Nhật thời cổ; những chiếc thuyền hoa trang trí các hình chạm khắc và thêu tay đặc sắc.Rồi đến những chiếc xe kết hoa tươi ,những tốp vũ công và các thanh niên cáng Mikoshi-ngai vàng di động của thần Shinto.Ngự trên một trong những Mikoshi là con voi vàng Shachihoko-tượng trưng cho thành trì Nagoya.700 nam nữ hóa thân thành những nhân vật lịch sử,với sự góp sức từ các câu lạc bộ địa phương, trường học, ủy ban và các tổ chức Xã hội. Cuộc trình diễn vĩ đại nhất trong lễ hội là sự tái hiện hình ảnh những vị anh hùng dân tộc lịch sử. Hideyoshi,Nobunaga và Ieyasu là những danh nhân có công đưa những vị lãnh chúa phong kiến hiếu chiến vào tổ chức hợp nhất dưới tinh thần võ sĩ đạo Tokugawa Shogunate vào cuối thế kỷ XVI. Hơn 2 triệu du khách,chủ yếu đến từ các vùng phụ cận Nagoya tham dự lễ hội này,tạo thành một cuộc biểu dương văn hóa dài 6 km.
Lễ hội Shichi-Go-San:Shichi Go San Các lễ hội truyền thống Nhật Bản
Có lẽ từ dùng để chỉ lễ hội shichi-go-san của Nhật Bản chính xác nhất là “cuốn hút” và “tươi đẹp”. Lễ hội này được tổ chức vào ngày 15 tháng 11 hàng năm. Các khách du lịch thường nói rằng họ say mê với cảnh hàng nghìn trẻ nhỏ, các em gái mặc kimono sặc sỡ và các em trai mặc váy xếp nếp tối màu (hakama), đi trên các con đường đá dẫn vào các đền Shinto. Shichi-go-san là lễ hội đánh dấu những thời tuổi mà người Nhật Bản coi là quan trọng tới sự phát triển của trẻ. Vì vậy, các ông bố bà mẹ dẫn những đứa con 7, 5 hay 3 tuổi đến các ngôi chùa, đền cổ để cảm ơn và xin được chúc phúc.
Tuy nguồn gốc của sự kiện này không rõ ràng, nhưng những ghi chép cổ cho biết những lễ hội tương tự đã được tổ chức ở nhiều nơi trên đất Nhật hơn 400 năm trước. Đối với người Nhật, trẻ nhỏ được coi là quà tặng của Chúa Trời cho đến khi chúng được 7 tuổi, lúc đó, chúng đã trở thành con người bình thường. Đối với con gái, tuổi thứ 3 là thời điểm đầu tiên mà tóc có thể được quấn theo cách người lớn. Khi 7 tuổi, người ta tặng các bé gái obi, khăn quàng tay luạc mặc cùng kimono. Và những bé trai 5 tuổi được tặng hakama, một loại kimono truyền thống, trang trọng vẫn được mặc trong các dịp đặc biệt.
Lễ Hội DOOJIN:
Mỗi một nền văn hóa có một số tập tục khác nhau để xua đuổi những điều không may.. Ở Mỹ, người ta ném một nhúm muối qua vai của mình hoặc là xoa lên một cái chân thỏ để xua đi những điều xui xẻo. Nhưng tại một thành phố ở nước Nhật, việc xua đuổi những linh hồn quỷ dữ lại bao gồm nhiều nghi thức phức tạp có từ thời xưa với những trận hỗn chiến và các ngọn đuốc cháy sáng. Họ đánh nhau như những chiến binh thực sự trong các trận chiến thời xưa. Những người tấn công vung các ngọn đuốc đang cháy sáng lên và đánh vào một ngôi đền được coi là linh thiêng. Nó được canh giữ bởi những người giữ đền với vũ khí tự vệ chỉ là các cành cây phong. Ðây là một phần trong một lễ hội diễn ra hằng năm ở làng Zonawa, trên một vùng cao nguyên của nước Nhật, lễ hội Dosojin. Bắt đầu từ thế kỷ thứ 8 sau công nguyên, lễ hội kỳ lạ này đã được tổ chức để bày tỏ lòng tôn kính vời các thần Dosojin, vốn được tin là có khả năng bảo vệ dân làng khỏi các thế lực quỷ dữ như thiên tai và bệnh dịch.
GION Các lễ hội truyền thống Nhật Bản
Ngày 17 tháng 7, thành phố Kyoto cổ kính và trang nghiêm với những đền đài tuyệt đẹp, với các khu vườn và công viên rêu và đá, chợt bùng nổ trong một cảnh tượng chói lòa rực rỡ. Lễ hội GION Matsuri mang lại màu sắc và âm thanh, sự vui vẻ thân tình cởi mở. Từ 9h đến 11h sáng, một đám rước gồm 29 cỗ kiệu chạm trổ hay sơn son thiếp vàng, đuợc trang hoàng với thảm, cồng chiêng, sáo và trống, được rước hoặc kéo đi xuyên wa thành phố. Những ngôi nhà và các cửa hiệu cổ xưa mở toang hết các cửa, phô ra những món đồ quý gia và những bảo vật gia truyền.
Mọi người không cần phải giữ gìn gì cả mà cứ để cho niềm vui bùng lên. Không khí phóng túng của lễ hội gần với tính cách La Tinh, làm người ta khó mà hình dung đc nguồn gốc nguyên thủy của lễ hội Gion, mà lần đầu tiên đuợc tổ chức là vào năm 876, khi người dân Kyoto cầu nguyên các thánh thần bảo vệ họ chống lại 1 dịch bệnh khủng khiếp đang gieo rắc cái chết trên khắp đất nước.
Hoa Sen tổng hợp

0 nhận xét:

Post a Comment

 
Top