Du hoc Nhat Ban, Tuyển sinh du học Nhật Bản

Du học Nhật Bản - Tuyen sinh du hoc Nhat Ban uy tin

Chuyên trang thông tin Du học Nhật Bản số 1 Việt Nam

Tuyen sinh du hoc Nhat Ban gia re

Tiếp nối bài viết Những điều kiêng kỵ của người Nhật - Phần 1 và Những điều kiêng kỵ của người Nhật - Phần 2 : Hôm nay Hoa Sen sẽ giới thiệu với các bạn bài viết Những điều người Nhật kiêng kỵ (Phần 3).
6. Không nên đi giày mới vào buổi tối:
digiay Những điều người Nhật kiêng kỵ (Phần 3)
Không nên đi giày mới vào buổi tối:
Ngày nay đối với những đồ mặc trên người, con người thường không chú trọng đến các yếu tố tâm linh hay may mắn. Khi có quần áo mới hay giày mới, thông thường mọi người thường thích sử dụng ngay. Tuy nhiên, khi mặc quần áo mới hay đi giày mới, bạn sẽ cảm thấy căng thẳng, bởi trạng thái tự nhiên của cơ thể là không có gì, do đó quần áo và các vật dụng đi kèm không phải là một bộ phận vốn có của thân thể. Khi mặc quần áo mới hay đi giày mới, tự mình sẽ ko hiểu vì sao mà luôn cảm thấy bất an.
Quần áo đóng vai trò giữ ấm và bao bọc cơ thể. Mặt khác, nó còn có chức năng thể hiện thời trang và phong cách, vừa là một vật có ý nghĩ thực dụng, vừa mang cả yếu tố tâm linh may mắn. Người Nhật luôn có suy nghĩ cho rằng quần áo và vật dụng đi kèm có sự may mắn nhất định, có thể chi phối được mình, chẳng hạn như “đeo cái đồng hồ này, cảm thấy phấn chấn hẳn lên” hoặc ngược lại “đội cái mũ này vào cảm thấy không may mắn”..  Ngược lại, nguyên nhân vận đen của bản thân cũng dễ bị gán cho vật dụng nào đó đi kèm cơ thể.
Ở Nhật có điều kiêng kỵ cho rằng đi giày mới vào buổi tối sẽ gặp điềm xấu. Những loài yêu quái, ma quỷ hoạt động vào ban đêm đại diện cho các thế lực bóng tối nên người ta đã cảnh báo rằng diện đồ mới đi trong bóng tối sẽ là một nơi lý tưởng cho yêu quái xâm nhập vào, điều đó rất nguy hiểm. Nên ở Nhật có lời khuyên rằng buổi tối nên ở nhà thì tốt hơn.
Mặt khác, việc không quen mang giày mới sẽ dễ ngã và có thể bị thương, vì vậy vào buổi tối không nên đi giày mới. Người Nhật cho rằng “khi đi giày mới thì nên cọ giày mới vào đế của giày cũ” hoặc lấy bút sơn dầu quệt lên đế giày, như thế giày sẽ bớt mới đi, đó cũng là một cách cầu may từ đôi giày cũ.
7. Những điểm cần lưu ý khi đi thăm người ốm ở Nhật Bản
Về quà thăm người ốm
Tặng quà hợp với sở thích của người nhận là điều tốt nhất, nhưng đối với người ốm thì có thể có những đồ không ăn được, không dùng được. Đặc biệt là có những trường hợp người ốm không ăn được một số loại hoa quả, bánh kẹo, nếu có thể thì nên hỏi người nhà của bệnh nhân trước rồi hãy chọn quà thăm hỏi. Ngoài ra, tránh mang theo những vật dễ gây thương tích hoặc những đồ khó ăn. Trường hợp mang đồ uống như nước khoáng hoặc trà cũng rất tiện lợi.
Những điều nên chú ý khi tặng hoa
Tránh mang những loại hoa có mùi mạnh (ví dụ như hoa Ly), nên tặng hoa có màu sắc dịu nhẹ. Hoa màu đỏ cũng đẹp mắt nhưng có thể khiến cho người ta liên tưởng đến màu máu. Vì vậy cũng nên tránh tặng hoa màu đỏ.
Hoa trồng trong chậu thì từ xưa người Nhật đã kiêng không mang đi thăm người ốm, vì hoa “bén rễ” (  根付く- Nezuku) cũng đồng âm với từ “ngủ mãi” (寝付く- Nezuku). Cây hoa anh thảo có liên quan đến “Tử” hoặc “Khổ”, hoa cúc thì lại khiến người ta liên tưởng đến đám tang, hoa trà là loài hoa “rụng cả cuống”, cẩm tú cầu thì phai màu, nhợt nhạt…tất cả những loài hoa đó đều không thích hợp để đi thăm người ốm.
hoa1 Những điều người Nhật kiêng kỵ (Phần 3)
hoa2 Những điều người Nhật kiêng kỵ (Phần 3)
Những điều nên chú ý khi tặng hoa
Trường hợp mang bình hoa đi tặng cũng được, nhưng hiện nay người Nhật hay tặng hoa bó sẵn. Nếu người ốm thích hoa trồng trong chậu thì cũng có thể tặng được. Cũng có trường hợp nhiều bệnh viện cấm kỵ tặng hoa tươi, nên tốt nhất là hãy hỏi kỹ trước khi mang hoa đến.
Về tiền thăm người ốm
Thực sự thì tặng tiền mặt có thể người ốm hài lòng nhất, vì ở Nhật Bản, đã nhập viện thì phải tốn rất nhiều tiền. Trong trường hợp này, người ta lấy việc đó làm lý do tặng tiền mặt. Thông thường đối với đồng nghiệp thân thiết hay bạn bè, cấp dưới…là những người có suy nghĩ và tính cách giống mình thì tặng tiền cũng được.
Tuy nhiên đối với bề trên thì lại khác. Việc tặng tiền mặt cho cấp trên là điều cấm kỵ. Vậy chẳng phải cứ nhất định là không thể tặng tiền mặt được hay sao? Không phải là như vậy. Hoàn toàn có thể thay đổi hình thức đi một chút. Thay vì tiền mặt, có thể tặng phiếu mua hàng hoặc thẻ quà tặng. Khi tặng thì nên nói kèm theo câu nói “tôi không biết mua gì hợp sở thích của (ngài) cho nên…” để tránh thất lễ.
Số tiền thăm người ốm có thể từ 3000 đến 10000 Yên. Nên tránh số 4 (Tử) và số 9 (Khổ).
Với bạn bè thì số tiền đó ở vào khoảng 5000 Yên, với họ hàng khoảng 5000 đến 10000 Yên, với đồng nghiệp trong cơ quan, số tiền hợp lý vào khoảng 3000 Yên.
Còn tiếp – Mời các bạn đón đọc!

0 nhận xét:

Post a Comment

 
Top