Du hoc Nhat Ban, Tuyển sinh du học Nhật Bản

Du học Nhật Bản - Tuyen sinh du hoc Nhat Ban uy tin

Chuyên trang thông tin Du học Nhật Bản số 1 Việt Nam

Tuyen sinh du hoc Nhat Ban gia re

Những điều người Nhật kiêng kỵ : Nhật Bản cũng là một nước Á Đông. Do đó, giống như Việt Nam và nhiều nước khác, người Nhật cũng có rất nhiều điều kiêng kỵ khá thú vị. Những điều kiêng kỵ không đơn thuần chỉ là mê tín dị đoan mà nó được hình thành và phát triển qua lịch sử văn hóa xã hội lâu dài của đất nước mặt trời mọc nên mỗi điều kiêng kỵ đều có nguồn gốc và ý nghĩa riêng. Hiểu về phong tục và những điều người Nhật kiêng kỵ không chỉ giúp cho ta hiểu được lối sống và cách suy nghĩ của người Nhật mà còn tránh được sự thất lễ trong giao tiếp và sinh hoạt với họ. Vậy những điều phổ biến mà người Nhật kiêng kỵ là gì, và ý nghĩa, nguồn gốc của chúng ra sao, xin được trình bày trong loạt bài viết “những điều người Nhật kiêng kỵ” được chia làm nhiều phần dưới đây
1. Không được cắt móng tay vào ban đêm
catmongtay Những điều người Nhật kiêng kỵ (Phần 1)
Không được cắt móng tay vào ban đêm
Tại Nhật Bản, có điều cấm kỵ cho rằng “Cắt móng tay ban đêm thì không tốt”. Người ta cho rằng nếu cắt móng tay vào ban đêm thì sẽ không thể gặp được cha mẹ khi mất hoặc sẽ chết sớm. Cũng có lý do cho rằng không nên làm vậy vì cắt móng tay lúc trời tối rất dễ bị thương. Có nhiều giả thuyết không rõ ràng đưa ra như là “Cắt móng tay buổi tối” => “Cuộc đời ngắn lại” (夜爪=>世詰め)
Cũng có giả thuyết cho rằng người ta kỵ việc cắt móng tay buổi tối vì trước đây lửa được sử dụng để thắp sáng buổi tối trong các nhà dân, khi cắt móng tay bên cạnh lò sưởi thì những mẩu móng tay vụn này bay vào trong đống lửa rồi bị cháy, gây ra một mùi khó chịu làm cho người ta liên tưởng tới việc hỏa thiêu người chết.
Ngoài ra theo những ma thuật được du nhập từ lục địa Châu Á khoảng từ thời Nara cho tới thời Heian thì có những lời nguyền mà người ta lấy tóc và móng tay tượng trưng cho người bị nguyền rủa đem nhét vào búp bê bằng rơm sử dụng làm bù nhìn rồi vừa nguyền vừa niệm thần chú, sau đó vứt vào trong lửa. Vì vậy không được cắt móng tay vào buổi tối để tránh bị người muốn hãm hại mình lấy đi, phải đem tiêu hủy hoặc chôn xuống đất.
Thời xưa vì không có dụng cụ cắt móng tay nên vật dụng để cắt móng tay được sử dụng là các loại dao, kéo, các vật dụng có cạnh sắc, nhọn. Trong điều kiện thiếu sáng (Ánh sáng của lửa không đủ sáng để thực hiện những thao tác tỉ mỉ tới như vậy) người ta nghĩ rằng có thể chệch tay làm bị thương, trường hợp xấu nhất có thể gây chết người. Chết trước cha mẹ mình (cũng giống như là khi cha mẹ chết không được nhìn thấy mặt). Điều ấy có nghĩa là người không thận trọng sẽ chết sớm trước cha mẹ.
Ở Nhật,  việc “không được cắt móng tay” cũng được ví von với ý nghĩa là “không được nghịch ngợm buổi tối”.
Thực tế không thể nói rằng người Nhật hiện nay hoàn toàn không cắt móng tay buổi tối. Cho dù ngày nay khoa học kỹ thuật phát triển, nhờ có điện con người có thể làm tất cả các công việc vào buổi tối như ban ngày song vẫn còn rất nhiều người Nhật tin và làm theo điều mê tín này.
2. Không được huýt sáo buổi tối
huytsaobuoitoi Những điều người Nhật kiêng kỵ (Phần 1)
Không được huýt sáo buổi tối
Trẻ con Nhật thường hay bị người lớn dọa rằng “Không được huýt sáo vào buổi tối. Vì nếu thổi sáo thì … sẽ tới”
Nếu huýt sáo vào buổi tối thì cái gì sẽ tới đây? Điều này có sự khác nhau tùy thuộc vào từng gia đình và từng khu vực.
+ Ma, quỷ, hồn ma người chết, yêu quái sẽ tới.
+ Rắn sẽ đến.
+ Trộm sẽ đến.
+ Người bắt cóc (mẹ mìn) sẽ tới.
+ Quỷ xuất hiện
+ Sâu liếm vào miệng (sâu chui vào miệng)
+ Cha mẹ chết sớm
+ Gió thổi, biển bị bão.
Dù như thế nào đi chăng nữa thì cũng là những việc không hay xảy ra.
 Liên quan tới việc tại sao những chuyện như vậy xảy ra có rất nhiều cách lý giải. Ví dụ như cũng có những giả thuyết “Huýt sáo vào ban đêm gây ồn, gây ảnh hưởng tới hàng xóm”; “Kẻ trộm sẽ đến vì ngày xưa những kẻ trộm dùng tiếng huýt sáo để ra tín hiệu cho nhau”; “Rắn sẽ đến vì người điều khiển rắn ở Ấn Độ sử dụng sáo để điều khiển rắn”; “Mẹ mìn sẽ tới vì ở các làng quê ngày xưa buổi tối người ta huýt sáo gọi người mua trẻ con đến”… Những điểm mấu chốt được lý giải ở trên như là “vì ồn ào”, “kẻ trộm và sáo”, “người mua trẻ con và sáo”, “rắn và sáo” có lẽ không thể giải thích được nguồn gốc của việc mê tín này.
Có một câu chuyện thú vị liên quan đến điều kiêng kỵ này. Ở Nhật cũng có sự mê tín rằng nếu huýt sáo thì sẽ có gió. Tại Hokkaido nghe nói rằng “Nếu ban đêm huýt sáo thì gió sẽ nổi lên và ngoài khơi có bão”. Còn ở Okinawa nghe nói khi mong có gió nếu người ta hướng về các ngọn núi mà thổi sáo thì sẽ có gió mát tới, điều này gợi cảm giác như gọi thần gió tới vậy. Ngoài ra tại đảo Honshu hình như đã có nơi khi sàng thóc để tạo gió người phụ nữ vừa huýt sáo vừa sàng sẩy, vì vậy xuất hiện quan niệm rằng khi phụ nữ huýt sáo thì gió sẽ tới mạnh hơn.
Tại sao khi huýt sáo thì sẽ có gió thổi tới? Vì khi huýt sáo sẽ tạo ra một luồng gió nhỏ? Hay phải chăng là vì âm thanh tạo ra khi huýt sáo “viu viu..” tạo liên tưởng giống với tiếng gió?
Ở Âu Mỹ nghe nói cũng có điều mê tín cho rằng khi huýt sáo thì ma quỷ sẽ tới. Dù thế nào thì hình như việc huýt sáo cũng được cho rằng sẽ mang tới điều không may. Có lẽ bởi vì nó đã là hành vi gọi ma quỷ, thần linh tới.
(Còn tiếp)

0 nhận xét:

Post a Comment

 
Top