Du hoc Nhat Ban, Tuyển sinh du học Nhật Bản

Du học Nhật Bản - Tuyen sinh du hoc Nhat Ban uy tin

Chuyên trang thông tin Du học Nhật Bản số 1 Việt Nam

Tuyen sinh du hoc Nhat Ban gia re

Tiếp nối bài viết Những điều kiêng kỵ của người Nhật - Phần 1: Hôm nay Hoa Sen sẽ giới thiệu với các bạn bài viết Những điều kiêng kỵ của người Nhật - Phần 2.
3. Điều kiêng kỵ về số 4 
Chữ số bốn trong mê tín của một số nước theo văn hóa chữ Hán trong đó có Nhật Bản do đồng âm với chữ “Tử” (nghĩa là chết) nên người ta thường kiêng số 4. Vì lý do này nên có sự mê tín coi chữ số 4 như một nỗi bất hạnh hoặc điềm gở.
thangmay Những điều người Nhật kiêng kỵ (Phần 2)
Một thang máy ở Thương Hải không hề có tầng 4, 13, 14
Tại Nhật Bản, ngay từ thời Heian đã có việc kiêng số 4. Trong cuốn “Tiểu hữu kí” ra đời vào năm Thiên Nguyên thứ 5 (năm 982) có ghi chép việc kiêng kị nếu như có 4 người thì sẽ làm tròn thành 5. Đây là ví dụ về việc tránh số 4 nhưng phần nhiều là do kiêng âm “Shi”. Người ta tránh sử dụng âm “Shi” mà thay vào đó dùng âm “Yon”. Ví dụ như “bốn người” thì  sẽ dùng là “Yo nin” hay “Yottari” chứ không phải là “Shinin”. Thời đó vẫn sử dụng âm “Shi” mà chưa sử dụng rộng rãi âm “Yon”. Tuy nhiên đó chỉ là ở Tokyo. Tại Osaka nghe nói từ thời Edo âm “Yon” đã được sử dụng thay thế.
Hiện nay ở Nhật trong số phòng của chung cư hoặc các khách sạn thì các căn phòng có số 4 đã dần dần không còn nữa, ví dụ như bên cạnh phòng số 203 là phòng số 205 hay tiếp tầng số 3 là tầng số 5. Tại bệnh viên nơi người ta không hề thích việc liên tưởng tới cái chết nên sự kiêng kỵ này càng mạnh mẽ. Việc chỉ định biển số xe, nếu là những biển số dưới hai chữ số 42 và 49, nếu không yêu cầu thì không phải trả tiền. Người ta tránh những số này bởi nó khiến liên tưởng tới  死に(Shini – tử, chết) hay 死苦(Shiku – cái chết đau đớn) hoặc  轢く( Hiku – nghiến, chèn ngã).
Trong số phòng hay số tầng của bệnh viện ngoài số 4 người ta cũng tránh số 9 – 九(với phát âm giống chữ “Khổ” – 苦). Tuy nhiên九 và苦 là đồng âm chỉ có trong tiếng Nhật nên cũng chỉ là phong tục của riêng Nhật Bản.
4. Nếu gặp xe tang thì phải giấu ngón tay cái
ngoncai Những điều người Nhật kiêng kỵ (Phần 2)
Nếu gặp xe tang thì phải giấu ngón tay cái

Người Nhật khi đi trên đường nếu tình cờ gặp xe tang, thường hay hét lên “Giấu ngón tay cái nhanh lên!” để báo cho mọi người cùng biết. Được biết sự lý giải cho hành động đó là vì không giấu ngón tay cái  thì “khi cha mẹ chết thì không thể gặp”. Ngoài ra cũng có người cho rằng “ cha mẹ chết sớm”, “không có cha mẹ”, “điềm báo xấu” …
Theo lý giải của người Nhật, ngón tay cái là lối vào của linh hồn. Ngón tay cái là ngón tay dễ chịu ảnh hưởng từ một năng lực thần bí không thể thấy bằng mắt thường. Có nghĩa là nếu gặp phải xe tang là tượng trưng của cái chết, giấu nắm chặt ngón tay cái thì linh khí có trong cơ thể, từ ngón tay cái này sẽ không bị thoát ra ngoài.  Tương tự như vậy, nếu gặp xe tang, nắm giữ thật chặt ngón tay cái, sẽ không bị nhiễm linh khí xấu.
5. Điều kiêng kỵ trong sử dụng đũa là gì?
■ Không được dùng đũa gõ vào bát
Trẻ em Nhật trong bữa cơm nếu chơi đùa nghịch ngợm dùng đũa gõ vào bát, sẽ ngay lập tức bị người lớn nhắc nhở đó là hành vi xấu.  Đó một điều kiêng kỵ khi sử dụng đũa, gọi là “Gõ đũa”. Một loại “kiêng kỵ về đũa”. Từ xưa đũa đã tồn tại một uy lực thần bí, được coi là một dụng cụ linh thiêng. Do vậy đối với việc sử dụng đũa, có rất nhiều điều cấm kỵ.
Đối với người Nhật, gõ đũa không chỉ là hành vi xấu, bởi âm thanh khi gõ tập trung gọi tà khí và ma quỷ nên cũng bị coi là một điềm xấu. Bạn đã nghe câu nói “Nếu gõ đũa, ma đói sẽ đến” bao giờ chưa.  Gõ đũa có vẻ cũng giống như hành vi mời gọi ma quỷ tới.
Ở quán rượu, để thay thế cho nhạc cụ, người ta thường hay hát với âm điệu gõ bát. Ở quán ăn, bạn có bao giờ gọi bồi bàn bằng cách dùng đũa gõ vào bàn và bát không? Đó là hành động rất xấu. Nếu bị ma quỷ bám theo thì sẽ rất khủng khiếp. Hãy bỏ đi nhé!
■ Không được dùng đũa chuyền thức ăn cho nhau
dua Những điều người Nhật kiêng kỵ (Phần 2)
Không được dùng đũa chuyền thức ăn cho nhau
Dùng đũa để trao thức ăn cho người bên cạnh “Nối đũa”. Đây cũng là một loại “kiêng kỵ về đũa”, được coi là một điều cấm kỵ trong sử dụng đũa. Tại nơi hoả táng, khi gắp hài cốt của người quá cố, gọi là thu thập tro cốt người chết, hai người sẽ đồng thời dùng đũa chuyền nhau cho vào bình đựng di cốt, bởi dùng đũa để gắp cho vào nên thực hiện việc đó tại bữa ăn là điềm xấu. Hành động tạo ra hình ảnh về người đã khuất là điều cấm kỵ.
※ Ý nghĩa của việc dùng đũa để tiến hành nghi thức thu thập tro cốt người chết là gì?
Việc gắp tro cốt của người quá cố, chạm trực tiếp vào người chết, sự ô uế sẽ do một người gánh chịu. Nếu hai người đồng thời dùng đũa để trao tro cốt cho người khác, sự ô uế này cũng sẽ giảm đi một nửa.
■ Không được cắm đũa lên bát cơm
 Điều cấm kỵ trong sử dụng đũa với ý nghĩa giống như thế còn có “Dựng đứng đũa”. Không được cắm đũa lên bát cơm.. Người Nhật không bao giờ cắm đũa lên thức ăn và đặt biệt là lên bát cơm vì chỉ trong đám tang người ta mới cắm đũa lên bát cơm và đặt lên bàn thờ. Điều này cũng liên quan đến cơm cúng đặt ở bên cạnh gối người đã khuất. Hành động tạo ra hình ảnh về người đã khuất là điều cấm kỵ.
Còn tiếp

0 nhận xét:

Post a Comment

 
Top