Ngày càng có nhiều bạn trẻ Việt Nam chọn con đường du học và phần lớn các bạn rất năng động nên cũng dễ dàng thích nghi khi sinh sống và học tập trong với môi trường mới.
Hội nhập là một chủ đề lớn được đề cập đến rất nhiều trong các hội thảo, diễn đàn, tổ chức xã hội ở các nước có số lượng người nhập cư ngày một tăng.
Hiện nay, ngày càng có nhiều bạn trẻ Việt Nam chọn con đường du học và phần lớn các bạn rất năng động nên cũng dễ dàng thích nghi khi sinh sống và học tập trong với môi trường mới.
Tuy nhiên, cũng có không ít bạn, vì nhiều lý do đã bị “khớp” và cảm thấy khó, thậm chí là không thể hòa nhập, không thể phát huy thế mạnh vốn có của bản thân.
Khi những khó khăn chưa thể “gỡ bỏ”, những mặc cảm vẫn còn tồn tại thì thật khó để các bạn có một cuộc sống thú vị và trên hết là ảnh hưởng rất nhiều đến thành tích học tập, nghiên cứu của mỗi người. Trong một môi trường năng động và nhiều người trẻ như môi trường Đại học thì đó là nơi tốt nhất để các bạn “trải lòng”. Nếu vẫn còn e ngại, xin “mách” các bạn một số “bí kíp” sau:
Hiện nay, ngày càng có nhiều bạn trẻ Việt Nam chọn con đường du học và phần lớn các bạn rất năng động nên cũng dễ dàng thích nghi khi sinh sống và học tập trong với môi trường mới.
Tuy nhiên, cũng có không ít bạn, vì nhiều lý do đã bị “khớp” và cảm thấy khó, thậm chí là không thể hòa nhập, không thể phát huy thế mạnh vốn có của bản thân.
Khi những khó khăn chưa thể “gỡ bỏ”, những mặc cảm vẫn còn tồn tại thì thật khó để các bạn có một cuộc sống thú vị và trên hết là ảnh hưởng rất nhiều đến thành tích học tập, nghiên cứu của mỗi người. Trong một môi trường năng động và nhiều người trẻ như môi trường Đại học thì đó là nơi tốt nhất để các bạn “trải lòng”. Nếu vẫn còn e ngại, xin “mách” các bạn một số “bí kíp” sau:
1. Tham gia các hoạt động của trường:
Tất cả các trường Đại học, Cao đẳng đều tổ chức rất nhiều hoạt động ngoài hoạt động học. Đó có thể là những hoạt động có liên quan ít nhiều đến việc học như các hội thảo, trình diễn, hoặc những hoạt động chỉ đơn thuần mang tính chất giải trí như các buổi chiếu phim, biểu diễn văn nghệ do Hội sinh viên tổ chức.
Tất cả các hoạt động ấy từ cấp trường đến cấp khoa đều có những thông báo rộng rãi qua thư điện tử cá nhân, trên trang Web của trường, trên các bảng tin… Và, thông qua các hoạt động ấy, các bạn tham gia sẽ nhận được thêm nhiều thông tin, làm quen với bạn mới, học hỏi được nhiều điều ngoài giáo trình.
Tất cả các hoạt động ấy từ cấp trường đến cấp khoa đều có những thông báo rộng rãi qua thư điện tử cá nhân, trên trang Web của trường, trên các bảng tin… Và, thông qua các hoạt động ấy, các bạn tham gia sẽ nhận được thêm nhiều thông tin, làm quen với bạn mới, học hỏi được nhiều điều ngoài giáo trình.
Du học sinh nên tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa để hòa nhập với môi trường mới
2. “Kết nối” qua kênh sinh viên quốc tế:
Mỗi trường đều có phòng Quan hệ quốc tế với rất nhiều nhiệm vụ từ quản lý sinh viên nước ngoài cho đến việc hỗ trợ học tập, thuê nhà, giải quyết các thắc mắc hoặc tổ chức thực tập ở nước ngoài. Trường nào có nhiều sinh viên quốc tế thì các bạn càng dễ dàng giao lưu và học hỏi.
Với tâm trạng của những người xa nhà, không kể quốc tịch thì đều có thể dễ dàng “đồng cảm” sau vài lần bắt tay, chào hỏi. Ngoài ra, mỗi học kỳ, bộ phận quản lý sinh viên quốc tế luôn tổ chức các buổi tiệc để sinh viên các quốc gia làm quen. Các bạn đừng bỏ qua những sự giúp đỡ và hỗ trợ này nhé. Từ những hướng dẫn cũng như “gỡ rối” ấy, các bạn hoàn toàn có thêm một cơ hội tham gia bồi dưỡng một khóa ngoại ngữ miễn phí hoặc một giá thuê phòng có thể chấp nhận được…
Với tâm trạng của những người xa nhà, không kể quốc tịch thì đều có thể dễ dàng “đồng cảm” sau vài lần bắt tay, chào hỏi. Ngoài ra, mỗi học kỳ, bộ phận quản lý sinh viên quốc tế luôn tổ chức các buổi tiệc để sinh viên các quốc gia làm quen. Các bạn đừng bỏ qua những sự giúp đỡ và hỗ trợ này nhé. Từ những hướng dẫn cũng như “gỡ rối” ấy, các bạn hoàn toàn có thêm một cơ hội tham gia bồi dưỡng một khóa ngoại ngữ miễn phí hoặc một giá thuê phòng có thể chấp nhận được…
3. Giới thiệu bản thân mọi lúc có thể:
Khi trường bạn, khoa bạn xuất hiện một sinh viên ngoại quốc thì cũng gây chú ý cho nhiều người. Không chỉ là những câu chào hỏi thông thường mà các bạn cũng nên giới thiệu bản thân mình với các thầy cô, với những sinh viên bản xứ. Chắc chắn, các bạn sẽ nhận được sự chào đón nhiệt tình, giúp đỡ tận tình và dần dần gây được thêm nhiều thiện cảm với người đối diện. Một câu nói như: “Tôi đến từ Việt Nam” hoặc vài thông tin về đất nước, con người Việt Nam để các bạn có thể trình bày khi cần thiết là việc hoàn toàn nên chú ý.
4. Tham gia tổ chức các sự kiện:
Nếu trường bạn đông sinh viên Việt Nam thì các bạn sẽ có thêm nhiều cơ hội để cùng Hội sinh viên Việt Nam giao lưu, giới thiệu đất nước, bản thân qua các lễ hội ẩm thực, văn hóa. Tuy nhiên, điều này cũng cần sự năng nổ, tham gia nhiệt tình của mỗi bạn để chương trình thành công và chính các bạn có thêm một cơ hội để hoàn thiện mình. Thông thường, nhiều bạn đã chuẩn bị quốc kỳ Việt Nam, áo dài,… trong hành trang lên đường ra nước ngoài và giới thiệu ở các sự kiện của trường, của thành phố khi có dịp.
5. Chú ý việc “nhập gia tùy tục”:
Mỗi quốc gia, vùng miền đều có những phong tục riêng, những giới hạn nhất định trong giao tiếp. Nhiều bạn khi sang nước ngoài vẫn còn giữ sự “hồn nhiên” khi nói chuyện qua điện thoại với âm lượng lớn giữa nơi đông người hoặc tụ tập ăn uống, hát hò quá ồn ào vào dịp cuối tuần…
Chắc chắn, các bạn sẽ nhận được cái nhìn không mấy thiện cảm từ những sinh viên khác sống cùng ký túc xá hoặc tệ hơn nữa là sự can thiệp, phê bình từ người chủ nhà trọ. Mỗi người có một “khoảng riêng” và sinh viên cũng vậy. Vì vậy, các bạn cần chấp nhận điều ấy để tạo được một “điểm chung” có thể làm hài lòng cho nhiều người và bản thân mình cũng sẽ nhận được sự giúp đỡ nhiều hơn khi mình đã “vì mọi người”.
Con đường du học không trải toàn “hoa hồng” và mỗi bạn cần nỗ lực, cố gắng trong mọi tình huống, mọi công việc. Để nhận được sự giúp đỡ của nhiều người, hoặc để tự các bạn thực hiện một việc thì trước hết các bạn hòa mình vào xã hội ấy, môi trường ấy.
Chắc chắn, các bạn sẽ nhận được cái nhìn không mấy thiện cảm từ những sinh viên khác sống cùng ký túc xá hoặc tệ hơn nữa là sự can thiệp, phê bình từ người chủ nhà trọ. Mỗi người có một “khoảng riêng” và sinh viên cũng vậy. Vì vậy, các bạn cần chấp nhận điều ấy để tạo được một “điểm chung” có thể làm hài lòng cho nhiều người và bản thân mình cũng sẽ nhận được sự giúp đỡ nhiều hơn khi mình đã “vì mọi người”.
Con đường du học không trải toàn “hoa hồng” và mỗi bạn cần nỗ lực, cố gắng trong mọi tình huống, mọi công việc. Để nhận được sự giúp đỡ của nhiều người, hoặc để tự các bạn thực hiện một việc thì trước hết các bạn hòa mình vào xã hội ấy, môi trường ấy.
Hãy trải nghiệm và hòa nhập để thành công. Các bạn nhé!
Xem thêm: thông tin du hoc Nhat Ban
0 nhận xét:
Post a Comment