a) Phần tài khoản trong ngân hàng.
Trước năm 2010 gia đình du học sinh cần phải có sổ tiết kiệm khoảng 500 triệu và phải được gửi vào ngân hàng trước ngày nộp hồ sơ xin COE khoảng 6 tháng thì hiện nay gia đình du học sinh chỉ cần có sổ tiết kiệm 500 triệu là đủ (Không quy định gửi trước 6 tháng)
b) Phần chứng nhận nguồn thu nhập.
Trước năm 2010 nguồn thu nhập chỉ cần xác định thu nhập ổn định trong 1 năm khoảng 300 triệu thì hiện nay gia đình du học sinh bắt buộc phải chứng minh nguồn thu nhập ổn định trong 3 năm gần nhất, mỗi năm thu nhập khoảng 300 triệu và phải có giấy xác nhận nộp thuế đầy đủ.
c) Phần người bảo trợ tài chính.
Trước năm 2010 người bảo trợ tài chính cho du học sinh bắt buộc phải là người thân có tên trong sổ hộ khẩu gia đình thì hiện nay quy định này đã nới lỏng đi rất nhiều. Người bảo trợ tài chính có thể là bất kì ai miễn sao du học sinh chứng minh được mối quan hệ ràng buộc với người đó.
Khả năng tiếng Nhật
Ngoài khả năng tài chính đủ cho các bạn trong quá trình học tập tại Nhật Bản thì khả năng tiếng Nhật của các bạn cũng vô cùng quan trọng. Trước đây bất cứ ai cũng có thể đăng kí du hoc Nhat Ban thì hiện nay Cục Nhập Cư Nhật Bản sẽ ưu tiên cấp COE cho những bạn nào có bằng năng lực tiếng Nhật từ 4 kyu trở lên. Mặc dù các quy định là vậy nhưng lại có những điểm hợp lý đối với du học sinh.
Thứ nhất: Nếu các bạn biết tiếng Nhật trước khi đi du học Nhật Bản, các bạn sẽ không bỡ ngỡ khi đặt chân đến Nhật Bản và có thể theo kịp được chương trình đào tạo tại Nhật
Thứ hai: Các bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm công việc làm thêm để trang trải chi phí trong quá trình du học.
Để đạt được bằng năng lực tiếng Nhật 4 kyu các bạn phải bỏ ra ít nhất 3 tháng học tiếng Nhật nghiêm túc và với 2 kì thi là NAT –TEST và JLPT được tổ chức 6 lần trong 1 năm do đó rất linh hoạt cho các bạn khi lựa chọn các trung tâm tiếng Nhật để theo học.
Độ tuổi du học, Khả năng học vấn, Sơ yếu lý lịch và Lý do du học không nhất quán
Hiện nay Cục Nhập Cư Nhật Bản không có quy định cụ thể về độ tuổi như trước đây, tuy nhiên thông thường là dưới 35 tuổi. Trước đây học vấn của du học sinh không được xem xét kĩ thì hiện nay khả năng học vấn của du học sinh cũng là một yếu tố quan trọng trong quá trình xét hồ của nhân viên Cục Nhập Cư Nhật Bản. Đối với các bạn mới chỉ tốt nghiệp THPT thì tổng kết học bạ phải từ 5.5 trở lên và lưu ý rất quan trọng là lời “nhận xét” của cô giáo chủ nhiệm về ý thức học tập và Đạo đức.
Về sơ yếu lý lịch thông thường du học sinh hay mắc phải một số lỗi như tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ… trong các giấy tờ không có tính nhất quán. Thời gian học tập hoặc làm việc không liên tục mà bị gián đoạn, tuy nhiên không giải thích được rõ ràng với Cục Nhập Cư. Về lý do du học không mang tính thuyết phục và thường các nhân viên của Cục Nhập Cư sẽ loại hồ sơ của bạn khi bạn khi ba điều kiện này thông liên kết chặt chẽ với nhau.
Ví dụ: Bạn 26 tuổi, mới tốt nghiệp PTTH, học bạ PTTH của bạn tổng kết 5,1 nhưng cô giáo nhận xét “rất ác” là lười học, hạnh kiểm yếu….v.v.. nhưng bạn lại viết một lý do du học “hoành tráng” là sau khi học xong khóa tiếng Nhật bạn sẽ dự thi vào Đại Học Tokyo (Đại học số 1 của Nhật Bản) thì ngay lập tức Nhân viên xét hồ sơ bạn sẽ không tin bạn và sẽ cho một bạn một lý do trượt hồ sơ hết sức mơ màng là “Không đủ ý chí để theo học tại Nhật Bản”
Ví dụ: Bạn 26 tuổi, mới tốt nghiệp PTTH, học bạ PTTH của bạn tổng kết 5,5 nhưng cô giáo nhận xét bạn là chăm, ngoan, có cố gắng….v.v… lý do du học của bạn là bạn muốn theo học ngành A tại trường Cao đẳng B xa xôi nào đó mà ngay đến Nhân viên xét hồ sơ cũng chẳng biết thì cơ hội đạt COE của bạn rất cao.
Theo Hoa Sen.
0 nhận xét:
Post a Comment