Đất nước Nhật Bản từ xưa đến nay đã được nhiều người ở các quốc gia công nhận là đẹp, đẹp cả về phong cảnh, lẫn con người. Chả thế mà hình ảnh của Nhật Bản đã hiện diện thật gần gũi với số đông người Việt Nam. Ba vị khách mời hôm nay, từng là du học sinh Nhật Bản đã có đôi lời tâm sự cùng chúng tôi, sẽ minh chứng cho những cái hay, cái đẹp của Nhật Bản là có thật.
Hồng Anh: Mình tên là Hồng Anh. Năm nay mình22 tuổi. Mình đã sang Nhật được 2 năm rưỡi, với tư cách là du học sinh
Huy Hoàng: Mình là Huy Hoàng, năm nay mình 20 tuổi. Mình đã sang Nhật được 1 năm, vừa học, vừa làm thêm tại đây.
Thu Huyền: Mình là Thu Huyền, năm nay 25 tuổi. Mình đã sang Nhật được 6 năm, đang học năm cuối trường đại học Tokyo.
Vì sao các bạn chọn nước Nhật là điểm đến trong học tập mà không phải là một quốc gia nào khác?
Thu Huyền: Mình thấy Nhật là nơi có nhiều cơ hội để mình học hỏi.
Huy Hoàng: Mình chọn Nhật vì Nhật từ một nước chưa có gì mà phát triển được tới ngày hôm nay, là nước bị thiên tai nhiều trên thế giới mà có thể phát triển mạnh như thế, nên mình muốn tìm hiểu tại sao. Mình ước mơ được tới những nước số 1, số 2 thế giới như Mỹ hay Nhật để tìm hiểu vì sao họ có thể đạt được mức phát triển cao như vậy.
Qua một thời gian sống và làm việc tại Nhật Bản, ấn tượng sâu sắc nhất của các bạn về Nhật Bản là gì?
Hồng Anh: Nước Nhật rất sạch và đẹp, có nhiều cây xanh, và đường phố rất thoáng. Con người sống văn minh, và tuyệt đối tuân thủ giờ giấc. Ngay cả những người già vẫn luôn cật lực lao động.
Huy Hoàng: Em bị gây ấn tượng bởi con người Nhật Bản. Họ rất lịch sự, luôn dừng đèn đỏ, và đi theo đúng vạch quy định. Lên tàu điện, họ cũng xếp hàng, chứ không chen lấn, xô đẩy. Họ ăn nói rất nhẹ nhàng, đặc biệt là thái độ phục vụ tận tình của các nhân viên trong nhà hàng.
Thu Huyền: Mình thấy khâm phục người dân Nhật Bản vì họ rất kiên cường, và biết yêu thương, đùm bọc nhau. Trải qua trận động đất, sóng thần vừa rồi, mới thấy tình người của người dân Nhật lớn thế nào.
Bạn có thấy hối hận khi chọn Nhật Bản để đi du học?
Bạn có thấy hối hận khi chọn Nhật Bản để đi du học?
Hồng Anh: Ôi, làm sao có thể thế được. Không những vậy, mình còn cảm thấy may mắn khi được học tại Nhật Bản. Thích nhất là khoản thời trang ở đây. Tha hồ mà phá cách, cũng chẳng ai nói gì. Mình được quyền thể hiện ý tưởng, suy nghĩ của mình với các bạn bè mà không sợ ai dè bỉu, châm chọc
Huy Hoàng: Mình thấy quyết định đi du học Nhật Bản của mình thực sự sáng suốt. Nếu như ở trong nước, mình phải chật vật thi vào một trường đại học nổi tiếng, không thì bố mẹ lại buồn, xấu hổ với họ hàng. Thì sang đây, hình thức thi đại học tại Nhật đã thoáng hơn rất nhiều. Và mình còn được tiếp xúc với các công nghệ tiên tiến, thực hành là chủ yếu, chứ không phải đi sâu vào lý thuyết, nên bây giờ, mình thấy tự tin hơn trong học tập rất nhiều.
Thu Huyền:Khi lần đầu phải sống xa gia đình, mình đã rất buồn, và muốn về nước ngay lập tức. Nhưng cơn lốc học tập và những hoạt động ngoại khóa thú vị tại trường đã cuốn mình đi. Bây giờ, có nhiều bạn thân là người Nhật, cảm giác cô đơn đã hết, và mình càng ngày càng yêu mến đất nước Nhật Bản hơn. Mình không hối hận khi lựa chọn Nhật Bản là điểm đến để du học.
Trong cuộc sống hàng ngày, chẳng hạn về đời sống xã hội, các bạn thấy trật tự an ninh ở Nhật ra sao?
Thu Huyền: Nói chung ở bất kỳ đất nước nào cũng đều có chuyện cướp bóc nhưng đúng là ở Nhật chuyện này rất là ít. Phải nói là ở Nhật cực kỳ an toàn. Mọi người rất tuân thủ luật lệ.
Hồng Anh: Ra đường, mình không sợ bị móc túi, cướp giật hay ăn cắp như khi ở nhà. Do vậy, có đeo trang sức, mình cũng tự tin hơn rất nhiều.
Thế còn về nếp sống gia đình, giao tiếp xã hội có những điểm nào các bạn cảm thấy hay cần phải học hỏi?
Huy Hoàng: Gíới trẻ Nhật có tính tự lập từ rất nhỏ.
Huy Hoàng: Gíới trẻ Nhật có tính tự lập từ rất nhỏ.
Hồng Anh: Ở Nhật chuyện được bố mẹ trợ cấp hoàn toàn tiền để học đại học rất ít. Phần lớn họ vừa đi học, vừa đi làm để kiếm tiền đi học. Trong giao tiếp, văn hóa của người Nhật là chú ý hết sức để không làm tổn thương đối phương. Vì vậy, họ hạ mình xuống và nâng người khác lên. Họ giao tiếp rất lịch sự. Cái này mình rất cần học hỏi. Em cảm thấy ấn tượng nhất ở điểm này.
Còn về các dịch vụ công cộng như bệnh viện, trường học thì sao?
Hồng Anh: Có thể miêu tả là tuyệt vời. Các bác sĩ tại bệnh viện thường chăm sóc bệnh nhân rất tận tình. Đặc biệt là khi bệnh nhân đã ra khỏi viện, họ vẫn gọi điện hỏi thăm, và hướng dẫn cách chăm sóc sức khỏe.
Huy Hoàng: Cơ sở vật chất của các trường học rất được đảm bảo, nên chúng tớ cũng yên tâm học hành hơn. Ngoài các giờ học chính khóa trên lớp, chúng tớ còn được chơi bóng bàn, bơi lội, đánh cầu lông hay tập thể hình ngay tại các phòng tập thể dục của trường
Thu Huyền: Đây có thể nói là thiên đường của học tập. Vì chúng tớ có nhiều cơ hội tiếp cận với những máy móc hiện đại, được thực hành nhiều, và được hướng dẫn cách học rất khoa học. Thay vì nghe giảng trên lớp, chúng tớ sẽ phải tự nghiên cứu chủ để ở nhà, và giờ lên lớp chủ yếu là để các thầy cô giáo giải đáp thắc mắc của tụi tớ.
Quay sang lĩnh vực bộ máy hành chánh hay lực lượng công quyền như cảnh sát, các bạn ghi nhận như thế nào? Tác phong phục vụ của quan chức chính quyền và lực lượng công lực ra sao?
Quay sang lĩnh vực bộ máy hành chánh hay lực lượng công quyền như cảnh sát, các bạn ghi nhận như thế nào? Tác phong phục vụ của quan chức chính quyền và lực lượng công lực ra sao?
Hồng Anh: Đối với người Nhật, thời gian là quan trọng nhất. Đến bất kỳ địa điểm nào, vào công sở nào, họ luôn luôn chú trọng đến thời gian phải chính xác, và làm việc nhanh chóng, không dài dòng về các thủ tục.
Thu Huyền: Mình thấy đặc biệt ở Nhật, càng có chức vị cao, họ càng tỏ ra thân thiện và có trách nhiệm với việc làm của họ. Bên này, chính quyền đa đảng nên nếu có chuyện cửa quyền thì chắc chắn chính bản thân người đó sẽ phải chịu hậu quả.
Xã hội nào cũng có những mặt tốt, mặt xấu, những điều hay và những nét chưa đẹp. Mình đã nói qua những nét tích cực rồi, các bạn có ghi nhận những gì mà các bạn cảm thấy chưa được hay?
Hồng Anh: Mình thấy có điểm này chưa được hay cho lắm. Chẳng hạn có những người nước ngoài sống ở đây đến 30 năm vẫn cứ là người ngoại quốc, không bao giờ được coi như là người Nhật chính gốc.
Huy Hoàng: Người Nhật còn khá đề phòng với người nước ngoài. Họ không niềm nở, và đặt niềm tin với những người mới quen. Tuy nhiên, sau một thời gian, khi đã hiểu nhau hơn, thì họ lại rất niềm nở.
Thu Huyền: Người Nhật có lòng tự tôn dân tộc rất cao, nên họ không thích học tiếng nước ngoài lắm. Hồi đầu khi mới đến Nhật Bản, mình chưa biết nói tiếng Nhật nhiều, thì nói tiếng Anh, họ cũng không hiểu gì, khá bất lợi cho những người mới đến Nhật.
0 nhận xét:
Post a Comment