Du hoc Nhat Ban - Đối với SV Việt Nam, những công việc phổ biến thường làm là: các công việc lao động đơn giản như phục vụ tại các nhà hàng; các công việc đòi hỏi vốn tiếng Việt như phiên dịch, thông dịch và dạy tiếng Việt; công việc liên quan đến chuyên môn như lập trình. Cũng có một số ít SV làm việc cho các công ty có quan hệ với Việt Nam. Phần lớn những công việc nói trên đều yêu cầu phải sử dụng được tiếng Nhật ở một mức độ nhất định…
1. Lương và điều kiện làm việc:
Lương thường được trả theo giờ ở mức từ 800 yên đến 3000 yên, tuỳ theo nội dung công việc, tiền chi phí đi lại được trả riêng. Với những lao động đơn giản như phục vụ tại nhà hàng, mức lương khó có thể đạt đến 1000 yên/giờ nhưng bù lại SV sẽ ăn ngay tại nơi làm. Như vậy nếu SV có một công việc với mức thu nhập 800 yên/giờ và làm việc 28 giờ/tuần, thu nhập sẽ vào khoảng 96.000 yên/tháng.
Mức thu nhập này tạm đủ cho chi phí sinh hoạt, nhưng chưa thể trang trải cả học phí. Trong thời gian đầu, khi chưa nhận được học bổng hay một sự giúp đỡ vật chất nào, để có thể bù đắp toàn bộ chi phí du học, một số SV phải chấp nhận làm việc cật lực do khó có được công việc dễ dàng và thu nhập cao. Sau khi đã có được vốn tiếng Nhật và quen hơn với cách làm việc, họ mới tìm đến những nơi có điều kiện làm việc tốt hơn và thu nhập cao hơn.
Tuy nhiên, cũng cần chú ý là cường độ công việc quá căng thẳng sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên kết quả học tập của SV và nhiều khi, gây những thiệt hại kinh tế lớn hơn cả số tiền SV kiếm thêm được. Nên điều tiết thích hợp thời gian để đạt được mục đích cuối cùng là học tập.
Nếu SV đã nhận được học bổng MEXT (sau đại học) thì trên nguyên tắc sẽ không được đi làm thêm. Số tiền học bổng đã được tính toán để đảm bảo du học sinh có thể sống khá thoải mái ở bất kì trường học nào trong nước Nhật. Nếu giáo sư hướng dẫn của SV biết là học sinh của mình đi làm thêm không có giấy xin phép thì kết quả sẽ thật tai hại, SV sẽ bị coi là sang Nhật chỉ với mục đích kiếm tiền mà không muốn học tập. Ngoài ra cũng sẽ bị Cục Quản lý nhập cảnh gây phiền phức và phải giải trình. Có thể sẽ bị phạt và báo về nhà trường, tuỳ theo mức độ vi phạm của SV.
2. Nhưng bạn sẽ tìm việc như thế nào
Có nhiều cách tìm việc khác nhau trong đó phổ biến nhất là qua giới thiệu của các SV khoá trên. Không ít SV Việt Nam đã từng sống tại Nhật Bản nhiều năm và có nhiều mối quan hệ quen biết, qua đó có được nguồn công việc để giới thiệu cho những người khác. Uy tín của người giới thiệu sẽ giúp những SV mới dễ dàng được chấp nhận hơn.
Tìm việc thông qua sự giới thiệu của trường cũng là một cách phổ biến, theo dõi thông tin qua trung tâm giới thiệu việc làm thêm cho SV nước ngoài. SV có thể đăng ký và sau đó tìm thông tin qua các trang web.
Văn phòng việc làm tại địa phương mặc dù hướng đến đối tượng là người Nhật, nhưng cũng giới thiệu việc làm cho người nước ngoài. Cách khó khăn nhất là trực tiếp tìm việc qua tạp chí hoặc hỏi thẳng những cơ sở có treo biển cần người làm thêm. Nếu SV chưa đủ tự tin về tiếng Nhật của mình, nên nhờ một người tương đối thông thạo liên hệ và đi cùng.
3. Một số điểm các bạn đi làm thêm cần lưu ý:
Yêu cầu ghi rõ điều kiện làm việc: Thông thường, sẽ không có hợp đồng lao động trong trường hợp SV làm thêm. Khi đó, nên yêu cầu phía thuê người ghi rõ điều kiện làm việc như giờ giấc, tiền lương, cách chi trả và các khoản đãi ngộ khác.
Ghi lại giờ và ngày làm việc, cùng với tiền lương nhận được: Để tránh mọi xích mích có thể xảy ra, SV nên ghi lại những thông tin này và kiểm chứng lại xem mọi tính toán có chính xác không.
Không muộn giờ hoặc vắng mặt không lý do: Người Nhật rất nghiêm túc trong công việc, đặc biệt trong việc giữ đúng giờ và lịch làm việc. SV nên cố gắng quan sát và học hỏi cách làm từ những người xung quanh.
Để có thể đi làm thêm, SV cần xin phép Cục Quản lý nhập cảnh tại địa phương mình. Để nhận được giấy phép tham gia các hoạt động ngoài mục đích đã được cấp là du học, SV cần mang theo hộ chiếu, thẻ đăng ký người nước ngoài và giấy chứng nhận của trường. Mẫu đơn xin có tại tất cả các Văn phòng của Cục Quản lý nhập cảnh.
Qui định về thời gian làm thêm: SV chính qui tại các trường đại học (bậc đại học và sau đại học), cao đẳng, trung cấp: Tối đa 28 giờ/tuần (8 giờ/ngày trong các kỳ nghỉ dài ngày); Nghiên cứu sinh hoặc SV dự thính: Tối đa 14 giờ/tuần (8 giờ/ngày trong các kỳ nghỉ dài ngày); SV dự bị đại học: Tối đa 4 giờ/ngày.
Nghĩa vụ nộp Thuế: SV có thể sẽ bị trừ thuế từ phần thu nhập của mình (Đây cũng là một trong các điều kiện cần xác minh). Phía thuê người sẽ trích lại phần thuế thu nhập và đóng thay và báo cho SV biết. SV có thể nhận được nhiều giấy báo như vậy nếu làm nhiều công việc trong một năm nhưng mức thuế thu nhập cuối cùng sẽ được tính trên tổng thu nhập của SV trong năm đó, thường thấp hơn tổng số tiền SV đã đóng.
Cuối năm, SV có trách nhiệm điền vào mẫu thuế để điều chỉnh. Mẫu này thường do văn phòng thuế tại địa phương gửi đến SV . Số tiền thuế vượt trội sẽ được hoàn trả lại cho SV. Nếu SV có thu nhập tương đối cao, nên tìm hiểu cách tính thuế và cách điền mẫu.
Lương thường được trả theo giờ ở mức từ 800 yên đến 3000 yên, tuỳ theo nội dung công việc, tiền chi phí đi lại được trả riêng. Với những lao động đơn giản như phục vụ tại nhà hàng, mức lương khó có thể đạt đến 1000 yên/giờ nhưng bù lại SV sẽ ăn ngay tại nơi làm. Như vậy nếu SV có một công việc với mức thu nhập 800 yên/giờ và làm việc 28 giờ/tuần, thu nhập sẽ vào khoảng 96.000 yên/tháng.
Mức thu nhập này tạm đủ cho chi phí sinh hoạt, nhưng chưa thể trang trải cả học phí. Trong thời gian đầu, khi chưa nhận được học bổng hay một sự giúp đỡ vật chất nào, để có thể bù đắp toàn bộ chi phí du học, một số SV phải chấp nhận làm việc cật lực do khó có được công việc dễ dàng và thu nhập cao. Sau khi đã có được vốn tiếng Nhật và quen hơn với cách làm việc, họ mới tìm đến những nơi có điều kiện làm việc tốt hơn và thu nhập cao hơn.
Tuy nhiên, cũng cần chú ý là cường độ công việc quá căng thẳng sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên kết quả học tập của SV và nhiều khi, gây những thiệt hại kinh tế lớn hơn cả số tiền SV kiếm thêm được. Nên điều tiết thích hợp thời gian để đạt được mục đích cuối cùng là học tập.
Nếu SV đã nhận được học bổng MEXT (sau đại học) thì trên nguyên tắc sẽ không được đi làm thêm. Số tiền học bổng đã được tính toán để đảm bảo du học sinh có thể sống khá thoải mái ở bất kì trường học nào trong nước Nhật. Nếu giáo sư hướng dẫn của SV biết là học sinh của mình đi làm thêm không có giấy xin phép thì kết quả sẽ thật tai hại, SV sẽ bị coi là sang Nhật chỉ với mục đích kiếm tiền mà không muốn học tập. Ngoài ra cũng sẽ bị Cục Quản lý nhập cảnh gây phiền phức và phải giải trình. Có thể sẽ bị phạt và báo về nhà trường, tuỳ theo mức độ vi phạm của SV.
2. Nhưng bạn sẽ tìm việc như thế nào
Có nhiều cách tìm việc khác nhau trong đó phổ biến nhất là qua giới thiệu của các SV khoá trên. Không ít SV Việt Nam đã từng sống tại Nhật Bản nhiều năm và có nhiều mối quan hệ quen biết, qua đó có được nguồn công việc để giới thiệu cho những người khác. Uy tín của người giới thiệu sẽ giúp những SV mới dễ dàng được chấp nhận hơn.
Tìm việc thông qua sự giới thiệu của trường cũng là một cách phổ biến, theo dõi thông tin qua trung tâm giới thiệu việc làm thêm cho SV nước ngoài. SV có thể đăng ký và sau đó tìm thông tin qua các trang web.
Văn phòng việc làm tại địa phương mặc dù hướng đến đối tượng là người Nhật, nhưng cũng giới thiệu việc làm cho người nước ngoài. Cách khó khăn nhất là trực tiếp tìm việc qua tạp chí hoặc hỏi thẳng những cơ sở có treo biển cần người làm thêm. Nếu SV chưa đủ tự tin về tiếng Nhật của mình, nên nhờ một người tương đối thông thạo liên hệ và đi cùng.
3. Một số điểm các bạn đi làm thêm cần lưu ý:
Yêu cầu ghi rõ điều kiện làm việc: Thông thường, sẽ không có hợp đồng lao động trong trường hợp SV làm thêm. Khi đó, nên yêu cầu phía thuê người ghi rõ điều kiện làm việc như giờ giấc, tiền lương, cách chi trả và các khoản đãi ngộ khác.
Ghi lại giờ và ngày làm việc, cùng với tiền lương nhận được: Để tránh mọi xích mích có thể xảy ra, SV nên ghi lại những thông tin này và kiểm chứng lại xem mọi tính toán có chính xác không.
Không muộn giờ hoặc vắng mặt không lý do: Người Nhật rất nghiêm túc trong công việc, đặc biệt trong việc giữ đúng giờ và lịch làm việc. SV nên cố gắng quan sát và học hỏi cách làm từ những người xung quanh.
Để có thể đi làm thêm, SV cần xin phép Cục Quản lý nhập cảnh tại địa phương mình. Để nhận được giấy phép tham gia các hoạt động ngoài mục đích đã được cấp là du học, SV cần mang theo hộ chiếu, thẻ đăng ký người nước ngoài và giấy chứng nhận của trường. Mẫu đơn xin có tại tất cả các Văn phòng của Cục Quản lý nhập cảnh.
Qui định về thời gian làm thêm: SV chính qui tại các trường đại học (bậc đại học và sau đại học), cao đẳng, trung cấp: Tối đa 28 giờ/tuần (8 giờ/ngày trong các kỳ nghỉ dài ngày); Nghiên cứu sinh hoặc SV dự thính: Tối đa 14 giờ/tuần (8 giờ/ngày trong các kỳ nghỉ dài ngày); SV dự bị đại học: Tối đa 4 giờ/ngày.
Nghĩa vụ nộp Thuế: SV có thể sẽ bị trừ thuế từ phần thu nhập của mình (Đây cũng là một trong các điều kiện cần xác minh). Phía thuê người sẽ trích lại phần thuế thu nhập và đóng thay và báo cho SV biết. SV có thể nhận được nhiều giấy báo như vậy nếu làm nhiều công việc trong một năm nhưng mức thuế thu nhập cuối cùng sẽ được tính trên tổng thu nhập của SV trong năm đó, thường thấp hơn tổng số tiền SV đã đóng.
Cuối năm, SV có trách nhiệm điền vào mẫu thuế để điều chỉnh. Mẫu này thường do văn phòng thuế tại địa phương gửi đến SV . Số tiền thuế vượt trội sẽ được hoàn trả lại cho SV. Nếu SV có thu nhập tương đối cao, nên tìm hiểu cách tính thuế và cách điền mẫu.
Theo Hoa Sen
0 nhận xét:
Post a Comment