Bạn muốn làm nghề gì?
Nơi đào tạo nghề trong các trường chuyên nghiệp được gọi là trường dạy nghề, nó là cơ sở giáo dục phổ thông nhằm cung cấp các kiến thức cần thiết nghề nghiệp, các kỹ năng thực hành cho thực tế cuộc sống và nghề nghiệp.
Dưới đây là những nghề nghiệp cần phải lấy chứng chỉ: đạo diễn phim hoạt hình, thiết kế trò chơi, thiết kế nội thất, kiến trúc sư, kỹ sư hệ thống, thợ sửa chữa ô tô, y tá, chuyên gia dinh dưỡng, bếp trưởng, kiểm toán viên, biên phiên dịch, nhà thẩm mỹ, thiết kế đồ trang sức, Y tế , công nghệ, văn hóa, sư phạm, nghiệp vụ thương mại, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, phúc lợi xã hội, may thời trang, gia chánh, nông nghiệp…
7 điều nên làm khi chọn trường dạy nghề
1. Trường được công nhận chính thức hay không? Các trường không công nhận chính thức thì không lấy được danh hiệu và bằng sáng chế.
2. Nội dung giáo dục, nhiệt tình của giáo viên? Hãy kiểm tra lại chương trình học và giáo viên.
3. Phương tiện và thiết bị có đầy đủ không? Hãy xem kỹ ảnh và tài liệu
4. Hệ thống hướng dẫn làm việc, thành tích? Nghiên cứu các phương châm, phương pháp tìm việc, thành tích tìm việc.
5. Tổng chi phí? Năm đầu tiên? Từ năm thứ 2 trở đi? Khi nào thì trả?
6. Đánh giá của mọi người xung quanh thế nào? Hãy hỏi ý kiến của các anh chị khóa trước và các du học sinh.
7. Hãy dự buổi giới thiệu về trường? Hãy kiểm tra thiết bị, hệ thống, nội dung giáo dục tại trường đó.
Điều kiện vào học trường dạy nghề:
Bạn phải đạt được một trong những điều sau:
1. Hoàn thành 12 năm học phổ thông ở nước sở tại, phải đủ 18 tuổi
2. Học sinh đến từ những nước có chế độ học phổ thông 10 hay 11 năm thì phải theo học “Khóa dự bị giáo dục” , và đủ 18 tuổi.
3. Những người đã được công nhận tốt nghiệp phổ thông hoặc có học lực cao hơn.
a) Những người có bằng Abitur của Đức, bằng tú tài Pháp, đủ 18 tuổi.
b) Những người đã hoàn thành xong chương trình 12 năm của trường quốc tế được các tổ chức quốc tế (WASC, ACSI, ECIS) công nhận và đủ 18 tuổi.
4. Những người đã tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc có học lực cao hơn, và đủ 18 tuổi, theo điều tra tư cách nhập học của các trường chuyên nghiệp
Năng lực tiếng Nhật
Bạn phải đạt được một trong những điều kiện sau:
1. Học tiếng Nhật trên 6 tháng tại trường tiếng Nhật được Bộ tư pháp công nhận.
2. Những người đã thi đỗ trình độ cấp 1 hoặc cấp 2 của kỳ thi năng lực tiếng nhật do Quỹ giao lưu quốc tế Nhật Bản và Quỹ hỗ trợ giáo dục quốc tế Nhật Bản tổ chức.
3. Đã học ít nhất 1 năm tại trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông của Nhật Bản.
4. Đạt 200 điểm trở lên trong kỳ thi du học Nhật Bản “Môn tiếng Nhật” ( bao gồm kỹ năng đọc, hiểu, nghe hiểu và nghe-đọc).
5. Người đạt trên 400 điểm của kỳ thi Nghe đọc viết JLRT và thi BJT do Hiệp hội kiểm tra năng lực chữ Hán thực hiện.
5. Người đạt trên 400 điểm của kỳ thi Nghe đọc viết JLRT và thi BJT do Hiệp hội kiểm tra năng lực chữ Hán thực hiện.
Những giấy tờ cần thiết:
Tùy theo các trường có thể khác nhau:
1. Đơn xin học ( theo mẫu đơn của nhà trường)
2. Bằng tốt nghiệp phổ thông trung học
3. Bảng điểm của trường theo học gần đây nhất
4. Bảng điểm và giấy chứng nhận đã theo học tại trường dạy tiếng (trường hợp thí sinh sống tại Nhật)
5. Kết quả kỳ thi năng lực tiếng Nhật (trường hợp thí sinh sống ở nước ngoài)
6. Giấy khám sức khỏe
7. Ảnh
8. Những giấy tờ có liên quan đến người bảo lãnh
Tùy theo các trường có thể khác nhau:
1. Đơn xin học ( theo mẫu đơn của nhà trường)
2. Bằng tốt nghiệp phổ thông trung học
3. Bảng điểm của trường theo học gần đây nhất
4. Bảng điểm và giấy chứng nhận đã theo học tại trường dạy tiếng (trường hợp thí sinh sống tại Nhật)
5. Kết quả kỳ thi năng lực tiếng Nhật (trường hợp thí sinh sống ở nước ngoài)
6. Giấy khám sức khỏe
7. Ảnh
8. Những giấy tờ có liên quan đến người bảo lãnh
Kỳ nhập học: được tiến hành dựa trên một số mục sau đây
1. Xét hồ sơ
2. Thi các môn
3. Phỏng vấn
4. Viết báo cáo, tự luận
5. Kiểm tra năng khiếu
6. Kiểm tra thực hành
7. Thi tiếng Nhật và kiểm tra năng lực
1. Xét hồ sơ
2. Thi các môn
3. Phỏng vấn
4. Viết báo cáo, tự luận
5. Kiểm tra năng khiếu
6. Kiểm tra thực hành
7. Thi tiếng Nhật và kiểm tra năng lực
Tốt nghiệp:
+ Chuyên gia: thời gian học từ 2 năm trở lên (1700 giờ học trở lên) sẽ nhận được chứng chỉ nghiệp vụ: Đánh giá thành tích học tập qua các kỳ kiểm tra để khẳng định là học sinh có được tốt nghiệp hay không?
+ Chuyên gia cao cấp:Thời gian học từ 4 năm trở lên (>3400 giờ học), chứng chỉ nghiệp vụ đạt được: Đánh giá thành tích học tập qua các kỳ kiểm tra để khẳng định là học sinh có được tốt nghiệp hay không?. Hình thành các khóa đào tạo mang tính hệ thống.
Học sinh đáp ứng đầy đủ những yêu cầu trên, khi học xong khóa học sẽ được Bộ trưởng Bộ giáo dục và khoa học công nhận bằng “chuyên gia” hoặc “chuyên gia cao cấp”. Chuyên gia có thể học tiếp lên đại học và chuyên gia cao cấp có đủ tư cách hoc lên cao học. Có tốt nghiệp được hay không còn phụ thuộc vào kết quả của bài kiểm tra cuối kỳ, bài kiểm tra cuối năm và số giờ lên lớp.
TAGS: Du hoc Nhat Ban
0 nhận xét:
Post a Comment