Du hoc Nhat Ban, Tuyển sinh du học Nhật Bản

Du học Nhật Bản - Tuyen sinh du hoc Nhat Ban uy tin

Chuyên trang thông tin Du học Nhật Bản số 1 Việt Nam

Tuyen sinh du hoc Nhat Ban gia re

Các sinh viên Việt nam đang du học Nhật Bản nhiều người rất thông minh, học giỏi đạt kết quả cao trong học tập. Tuy nhiên tính sáng tạo trong công việc, sự lưu tâm đến công việc thực tiễn để học hỏi, áp dụng những điều mà người Nhật đã làm chưa được tốt.        
Hiện nay, càng ngày càng có nhiều học sinh Việt nam lên đường đi du học, trong đó có Nhật bản. Đây là dấu hiệu đáng mừng bởi vì cùng với sự chuyển mình của đất nước, yêu cầu về trình độ khoa học, kỹ thuật, ngoại ngữ…trong công việc càng ngày càng đòi hỏi cao hơn với công việc trong tương lai. Được đào tạo tại một trong những trung tâm khoa học, kỹ thuật, và kinh tế của thế giới như ở Nhật bản, chắc hẳn những sinh viên Việt nam đang học tại đây sẽ có những bước khởi đầu thuận lợi trong công việc của mình trong tương lai. Ngoài ra, họ cùng với những sinh viên đang lưu học từ mọi miền trên thế giới, sẽ đóng góp một phần quan trọng trong phát triển khoa học kỹ thuật của nước nhà, một trong những điều quan trọng quyết định đến sự phồn thịnh của đất nước.
Tuy nhiên, nhìn vào quá trình học tập và cuộc sống của sinh viên Việt nam riêng tại Nhật bản, có một số vấn đề nếu được chú tâm hơn nữa, chắc hẳn những điều mong ước trên sẽ trở thành hiện thực ở một ngày không xa:
 1. Nhiều đề tài đang theo học tại Nhật không mang tính ứng dụng vào thực tiễn cao ở Việt nam Chúng ta đã biết rằng, trong số hơn 1000 học sinh Việt nam đang theo học ở Nhật (Không kể tu nghiệp sinh), có nhiều người đang học sau đại học và xuất thân từ nhiều trường Đại học, viện nghiên cứu của Việt nam. Những học sinh này nhiều người được nhận học bổng Monbusho, như chúng ta đã biết, là một trong những nguồn học bổng tuyệt vời nhất tại Nhật, và là niềm mơ ước của bao học sinh nước ngoài tại Nhật. Chi phí phía Nhật trả ra cho 6 năm học tại Nhật với những người được học thẳng lên Tiến sỹ, tổng cộng tất cả có lẽ đến 2 tỷ đồng VN (gồm học bổng, học phí, tiền trả cho giáo viên…), một con số không phải là nhỏ. Nhiều người nói rằng, những nước đã phát triển bỏ ra một đồng trong viện trợ, thì họ sẽ thu được hai đồng trong ép buộc thương mại, kinh tế với nước kia vì thực tế ít có nước bỏ tiền không ra mà không mang lại mục đích kinh tế, chính trị… chính vì vậy, số tiền trên không phải là họ cho không chúng ta. Tuy vậy tôi rất ngạc nhiên khi thấy nhiều sinh viên Việt nam làm nhiều đề tài không có ý nghĩa gì trong việc ứng dụng vào trong công việc tương lai ở Việt nam. Ví dụ: Nghiên cứu chế tạo máy nông nghiệp chọn quả dâu tây, nghiên cứu quy trình trồng rong biển tại Nhật bản (VN không có dâu tây, mà rong biển thì không thể mọc được tại những vùng biển nóng như ở Việt nam)… Những đề tài này thường là do các Giáo sư của Nhật bản đang làm và thường có tính ứng dụng cao hơn tại thực tiễn ở Nhật bản hơn là ở Việt nam. Nếu như những đề tài có thể ứng dụng vào trong sản xuất, thương mại… ở Viêt nam được tiến hành, thì có lẽ việc du học sẽ mang ý nghĩa cao hơn.
2. Tính sáng tạo trong nghiên cứu khoa học và thực tiễn của sinh viên Việt nam còn kém. Việt nam có thể tự hào là có một đội ngũ học sinh thi giỏi toán quốc tế, làm toán, lý… cực giỏi, đoạt giải này giải kia tầm cỡ quốc tế, nhưng sau đó thì danh tiếng của họ lại chìm trong hư vô. Vì nền khoa học kỹ thuật của nước nhà vẫn lạc hậu, có thể nói hàng nửa thế kỉ trở lên so với nhiều nước khác. Những học sinh kia chưa thấy có một phát minh này phát minh nọ để đóng góp cho sự phát triển khoa học kỹ thuât của nước nhà vì học sinh chỉ biết học vẹt, thiếu thí nghiệm thực tiễn để tăng cường sự sáng tạo. Tiễn sỹ Nguyễn Chánh Khê như trang Web của VYSA đã đưa là trường hợp cực kì đặc biệt khi sở hữu một gia tài phát minh như vậy, và có lẽ là tấm gương sáng cho lớp trẻ theo đuổi ngành khoa học kỹ thuật hiện nay. Tôi muốn nói ở đây là các sinh viên Việt nam đang học ở Nhật bản nhiều người rất thông minh, học giỏi đạt kết quả cao trong học tập. Tuy nhiên tính sáng tạo trong công việc, sự lưu tâm đến công việc thực tiễn để học hỏi, áp dung những điều mà người Nhật đã làm chưa được tốt. Tôi xin ví dụ ở đây: Có một tiến sĩ vi tính đã tốt nghiệp ở Nhật về, có lẽ viết lập trình rất giỏi, ví dụ như lập trình báo động khi có động đất như anh đã học chẳng hạn, nhưng vô cùng bối rối khi một em học sinh cấp 3 hỏi về mấy lệnh DOS, thay ổ đĩa mềm khi bị hỏng…Một tiến sỹ cơ khí nông nghiệp khác cũng tốt nghiệp ở Nhật bản về khi về Thái bình làm việc, gặp chiếc máy xay lúa (made in China) gặp trục trặc vì trục quay được chế tạo không đều nên tiếng kêu ồn và không chạy nhanh được, điều quan trọng là phải xác định điểm không đều để mài đi. Tiến sỹ A bảo là phải gửi trục quay lên Hà nội, đến viện máy để đo đạc tính toán mới may ra có thể biết được. Nghe thấy vậy, một bác thợ cơ khí già liền xắn tay áo lên, cởi trục ra và lấy bột bút chì xoa đều lên trục máy và cho máy quay. Những phần lồi lên thì bột bút chì bì mài đi hết, còn những phần kia vẫn còn nguyên và chỉ đem đi mài những phần lồi lên là xong. Công việc kết thúc chỉ sau nửa tiếng đồng hồ. Hóa ra tiến sỹ học ở Nhật về mà lại thua một bác thợ cơ khí già. Thực ra nước Nhật là nước có nền khoa học kỹ thuật phát triển, và được ứng dụng rộng rãi trong thực tiễn. Nếu ngoài công việc học ở trường ra, những sinh viên Việt nam ở đây nếu lưu tâm, ghi chép, nghiên cứu thêm, thì nhiều điều ngoài trường học nữa còn có thể ứng dụng ở Việt nam. Ví dụ như khi đi thăm một vườn cây ăn quả lớn, người nông dân ở đây lấy nilon chăng kín mặt đất và bọc cả trên bề mặt đất của rãnh nước giữa hai hàng cây. Khi tôi thắc mắc hỏi thì họ bảo: Khi trời mưa xuống, nếu đúng vào dịp cây ra hoa, lượng nước ngấm xuống đất sẽ làm hoa thui chột, rụng hết, chính vì vậy mà chúng tôi lót nilon để ngăn nước ngấm xuống đất, chính vì vậy mà cây năm nào cũng cho quả sai. Tôi liên tưởng ngay đến vùng trồng vải ở Hà bắc, miền bắc VN, người nông dân khi trồng vải năm được năm mất vì lỡ khi mưa xuống đúng vào dịp cây ra hoa thì coi như là cả năm hỏng ăn. Điều như trên không có trong giáo trình Đại học, giáo trình học tiến sĩ, nhưng nếu chúng ta chú ý lắng nghe, học hỏi, thì chắc hẳn nhiều điều, tuy nhỏ nhưng có ý nghĩa, sẽ được bắt chước, ứng dụng ở Việt nam (bác Lương Định Của là một ví dụ). Điều sẽ làm cho việc du học của các học sinh Việt nam tại đây sẽ càng có thêm nhiều ý nghĩa. Chắc hẳn rằng, khi nói ra những điều trên, sẽ không mang lại cho chúng ta niềm vui, niềm tự hào… nhưng ' thuốc đắng giã tật' nếu chúng ta tự có thể thấy những điểm yếu mà mình cần chú ý, cố gắng hơn, thì chúng ta mới có thể thành công và giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh khốc liệt của thế giới trong tương lai, và ngay trước mắt.

0 nhận xét:

Post a Comment

 
Top