Du hoc Nhat Ban, Tuyển sinh du học Nhật Bản

Du học Nhật Bản - Tuyen sinh du hoc Nhat Ban uy tin

Chuyên trang thông tin Du học Nhật Bản số 1 Việt Nam

Tuyen sinh du hoc Nhat Ban gia re


Wagashi với đời sống của người dân Nhật Bản
Hương vị tinh tế, màu sắc phong phú, tràn đầy ẩn ý… những chiếc bánh cổ truyền của xứ Phù Tang – có tên gọi chung là wagashi.
Wagashi là những tác phẩm nghệ thuật nho nhỏ làm thỏa mãn nhu cầu sâu xa về cái đẹp của khách ẩm thực. Nó có thể là một cánh bướm nhỏ, một nụ hoa anh đào chớm hé, một chú họa mi xinh xinh… chỉ vài chiếc bánh đã đủ làm cho người ta cảm thấy mùa xuân đâu đây đang tới gần. Nhưng không chỉ có mùa xuân, “mùa nào thức ấy “, những chiếc bánh wagashi thường thay đổi theo mùa về hình dáng, về màu sắc, về thành phần, về hương vị. Wagashi có thể làm từ bột mì, bột gạo, bột các loại đậu trắng, đậu xanh, đậu đỏ… Thêm vào đó là những thứ trái cây sấy khô các loại thạch tảo, nước trái cây..cho bánh nhiều hương vị khác nhau.
Wagashi tượng trưng cho sự chung sống hài hòa với thiên nhiên. Người làm wagashi luôn lấy cảm hứng từ thiên nhiên bốn mùa của trời đất, từ văn chương, nghệ thuật, thơ ca. Những cơn mưa hè mát mẻ theo sau những đóa hoa xuân, qua mùa thu sắc vàng lại đến những bông tuyết tinh khiết đầu đông… người làm wagashi sáng tác không ngừng. 

Lịch sử hình thành loại bánh Wagashi
“Wa” có nghĩa là Nhật Bản, còn “gashi” – điệp âm của kashi – mang ý nghĩa bánh ngọt. Wagashi xuất hiện từ thời Yayoi (300 TCN – 300), nhưng khi đó chúng không khác gì với các loại quả, dâu và các hạt tự nhiên. Suốt kỷ nguyên Nara (710-784), wagashi bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các phương thức chế biến lương thực du nhập từ Trung Quốc cùng nền văn hoá Phật giáo. Kiểu dáng của hầu hết các loại wagashi ngày nay đều bắt nguồn ở giai đoạn này. Tuy nhiên, lúc bấy giờ chúng được sử dụng chính yếu vào mục đích tôn giáo và quá đắt đỏ đối với với tầng lớp bình dân. Đến cuối kỷ nguyên Muromachi (1336-1573), khi Nhật Bản mở cửa giao thương với nước ngoài, cách chế biến wagashi lại bị ảnh hưởng bởi công thức và các thành phần nguyên liệu du nhập từ Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. Sự xuất hiện của đường ăn đã làm nên một cuộc cách mạng trong công thức chế biến wagashi, yếu tố đã ảnh hưởng đến hương vị tự nhiên cũng như làm đòn bẩy cho sự phát triển của chúng đến tận bây giờ. Cho đến thời Edo (1603-1867), nghệ thuật làm wagashi mới trở nên thịnh hành. Ngành kinh doanh buôn bán wagashi đã trải qua và phát triển mạnh mẽ tại Kyoto, Edo cũng như các vùng khác. Các loại wagashi hảo hạng đã xuất hiện trong giai đoạn này. Mục đích sử dụng wagashi cũng đa dạng hơn. Chúng bắt đầu xuất hiện trong các tiệc trà, các bữa ăn chiều nhẹ và còn được dùng làm quà biếu. Suốt thời Minh Trị (1868-1912), việc du nhập các món tráng miệng và các loại bánh ngọt phương Tây đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của wagashi. Đến cuối thời Taisho (1912-1926), từ “wagashi” mới hình thành để phân biệt với các loại bánh Tây khác. Mặc dù bị ảnh hưởng bởi nhiều nền văn hoá ngoại lai trong nhiều thế kỷ nhưng wagashi vẫn luôn mang trong mình ý thức nghệ thuật của dân tộc Nhật.


Mặc dù bánh Wagashi bị ảnh hưởng bởi văn hóa nước ngòai trong những thập kỷ vừa qua nhưng chúng vẫn được những nét văn hóa riêng của Nhật và tiếp tục trở thành 1 phần ko thể thiếu trong văn hóa Nhật.
Thành phần chính của Wagashi
Các nguyên liệu dùng chế biến wagashi thường có nguồn gốc từ thực vật và rất giàu chất xơ như các loại đậu, bột nếp, bột mì, bột gạo, khoai tây, vừng, katen (một loại thạch làm từ rong biển), đường ăn,… Wagashi có được sự phong phú, đa dạng phần lớn do các phương thức chế biến và thành phần nguyên liệu tạo nên.
Ở Nhật có hàng trăm loại wagashi khác nhau, mỗi loại có thành phần riêng biệt , nhưng nhìn chung chủ yếu đc làm từ các nguyên liệu chính rất quen thuộc đối với người Nhật.
1.Azuki (đậu)


Có 2 loại azuki là red azuki ( đậu đỏ) và white azuki ( đậu trắng) . Đậu ở Nhật được trồng và thu hoạch theo phương pháp đặc biệt, Khi làm wagashi, người ta nấu chúng thành những hỗn hợp đặc, nhão được gọi là “An ” . Thông thường, “An” được dùng làm nhân của wagashi
2. Kanten
Một nguyên liệu màu trắng làm từ tảo biển , rất giàu chất xơ, được dùng để làm các món wagashi giống như thạch rau câu như Yokan
3.Wasambon

Đường chuyên dùng để làm wagashi , được chế đặc biệt từ những cây mía ở Tokushima. Có vị rất thanh .
Một vài loại wagashi điển hình
4.Namagashi
Một loại bánh được làm thủ công và tùy theo mùa mà sẽ có những cách trang trí khác nhau. Hình dạng của namagashi gợi nhớ đến hình ảnh 1 nước Nhật với 4 mùa tươi đẹp. Đó là hình ảnh của hoa lá đam chồi nảy lộc khi xuân về , của cây lá xanh tươi mùa hạ, màu rực lửa của cánh rừng mùa thu và sức sống mãnh liệt cảu hoa mận mùa đông.
Hai nguyên liệu được sử dụng làm namagashi là mochi (gạo hấp giã thành bột nhão) và một loại bột nhào làm từ đậu đỏ, đôi khi được thay bằng đậu trắng. Các kiểu dáng thanh nhã của namagashi đã phản ánh nhiều khía cạnh khác nhau của thiên nhiên bốn mùa tại Nhật Bản. Chúng gợi lên sự hứa hẹn của mùa xuân qua các chồi non e ấp, giọt sương trên những chiếc lá xanh mùa hè, vẻ đẹp rực rỡ của tán lá mùa thu và cảm xúc mãnh liệt của những chùm hoa mận lúc đông sang.
5.Yokan
Một loại bánh có vị giống thạch , được làm từ đậu đỏ, kanten và đường, rất phổ biến vào mùa hạ. Món bánh này rất phổ biến vào thời Edo và thường đc dùng làm quà tặng.
Yokan là một loại bánh rau câu dày được làm từ bột đậu azuki (đậu đỏ), katen và đường; Yokan là một trong số những loại bánh truyền thống Nhật Bản phổ biến nhất đã phát triển trong suốt thời Edo vì khi đó đường ăn đã trở nên tiện dụng. Nó có thể bảo quán lâu hơn và thường được dùng làm quà biếu.
6.Monaka

Monaka là loại bánh có lớp vỏ mỏng, xốp giòn làm từ bột nếp, ở giữa kẹp nhân đậu đỏ. Vỏ bánh thường được làm thành hình hoa anh đào hoặc hoa cúc.
7.Manju
Một dạng bánh hấp nhỏ. Bột nhào làm từ jojo (củ từ) hoặc bột mì hấp, rồi nặn thành một chiếc bánh bao nhỏ ở giữa là nhân đậu xay.
8.Higashi (Wagashi khô)

Làm từ bột gạp nếp, đường được đánh tơi. Hỗn hợp bột nếp, đường, tinh bột hoặc wasambonto (loại đường ăn lâu đời nhất của Nhật Bản được làm từ một giống mía hiếm tại quận Tokushima) được nén vào khuôn để tạo thành những chiếc bánh in khô.
Trên thực tế, người ta không thể thống kê hết các loại wagashi vì mỗi loại đều có cách thể hiện độc đáo, riêng biệt. Các kỹ thuật làm bánh bằng tay truyền thống cũng giúp người thợ có thể tự do chuyển tải cảm xúc, thể hiện ý tưởng của mình và tô điểm thêm cho vẻ ngoài của wagashi khiến chúng trở thành đoá hoa muôn hương ngàn sắc trong nghệ thuật ẩm thực Nhật Bản. Riêng bản thân wagashi cũng thể hiện nhiều vẻ đẹp khác nhau của thiên nhiên qua hình dạng nhỏ bé của mình.
9.Hanabiramochi
Một món bánh rất hay đc người Nhật ăn vào dịp đầu năm mới . Tên gọi Hanabiramochi thực chất có nghĩa là ” loại bánh có hình dạng cánh hoa” ^ ^
Món này có nguồn gốc từ Hishihanabira ( một món bánh được Hoàng gia ăn vào dịp năm mới) , nó trở nên phổ biến vào thời Minh Trị 
10.Taiyaki
Bánh cá nướng , thường có nhân đậu đỏ , ăn vào những khi trời lạnh, là món quà mà trẻ em và người già rất ưa thích .
Không thoát khỏi ảnh hưởng của kiểu sinh hoạt truyền thống theo khí tiết, wagashi cũng được làm để miêu tả các sự kiện theo mùa. Sự chuyển đổi về mùa được đánh dấu qua mỗi loại wagashi đặc trưng. Chẳng hạn Sakura Mochi (bánh hoa anh đào làm từ gạo) và Kashiwa Mochi (bánh bột gạo gói lá sồi) chỉ có trong mùa xuân. Các loại wagashi mùa hạ thì lại mang hình dáng của những bông hoa tú cầu, hay chứa nhiều độ ẩm (như Mizuyokan) để xua đi tiết trời oi ả những ngày nắng nóng. Vào mùa thu, wagashi lại chuyển tải vẻ nhẹ nhàng lãng mạn của thiên nhiên qua kiểu dáng của những bông loa kèn, bông cúc hay những chiếc lá cây vàng đỏ, trong khi đó, hoa trà, hoa thuỷ tiên hay tuyết trắng,… lại là đề tài để thể hiện xuyên suốt trong những ngày đông chí.
Với những điều thú vị trên về wagashi, các bạn đi du học nhật bản hoặc các bạn có dịp sang nhật hãy thưởng thức loại bánh này nhé.
Chúc vui vẻ!








0 nhận xét:

Post a Comment

 
Top