Du hoc Nhat Ban, Tuyển sinh du học Nhật Bản

Du học Nhật Bản - Tuyen sinh du hoc Nhat Ban uy tin

Chuyên trang thông tin Du học Nhật Bản số 1 Việt Nam

Tuyen sinh du hoc Nhat Ban gia re

Những nhận định trong bài viết này chỉ là nhận định của riêng cá nhân tôi, được đúc kết từ kinh nghiệm sống bên Nhật. Nó có thể sai. Vì vậy, nếu có gì sai sót, xin bạn hãy để lại comment ^^ .

Bạn là người Việt Nam, bạn có 1 network quan hệ bạn bè, từ trường lớp, công việc, hội nhóm, hội hè, hay từ giới thiệu của bạn bè. Tất cả mối quan hệ đó bạn đều làm chủ và có quyền tiếp tục hay chấm dứt, hay để mờ nhạt, tùy vào mục đích sống, học hành hay công việc của bạn. Ít khi chúng ta nghe đến từ "nghĩa vụ" trong kết nối & duy trì mối quan hệ bạn bè của người Việt chúng ta.

Còn người Nhật, họ luôn gắn liền với những "nghĩa vụ" trong mối quan hệ bạn bè của họ, từ "nghĩa vụ" trong hệ thống sempai-kohai (tiền bối - hậu bối) truyền thống.

Trường hợp 1 người Nhật theo học lớp B1 (10B1-11B1-12B1), thì họ sẽ có network không chỉ bạn bè trong lớp, mà cả những sempai (tiền bối) khóa trước cũng lớp B1. Còn các bạn cùng khóa lớp khác (vd: B2, B3,...) họ có thể biết có thể không, nhưng các tiền bối khóa trước lớp khác (B2, B3,...) họ rất ít có khả năng biết tới. Ngược lại, khi họ đã tốt nghiệp trường đó, họ vẫn còn 1 nghĩa vụ: quay lại trường cũ để tiếp đón và tham gia hội "những ng học lớp B1". Vì thế, họ có thêm 1 network những kohai (hậu bối) lớp B1.

Còn người Việt Nam, thông thường khó biết những anh chị khóa trước, những đàn em khóa sau, mà chủ yếu là bạn bè đồng lứa. Chúng ta nói network của người Việt Nam theo chiều ngang (từ mối quan hệ đồng lứa), còn network của người Nhật theo chiều dọc (từ mối quan hệ sempai-kohai, tiền bối - hậu bối).

Trường hợp 1 người Nhật tham gia 1 câu lạc bộ (vd: tennis club) nào đó, họ sẽ có network không chỉ bạn bè cùng câu lạc bộ, mà cả những sempai (tiền bối) cho dù họ đã nghỉ tham gia. Và năm sau, vài năm sau, họ lại đều đặn có thêm network mối quan hệ những kohai (hậu bối) tham gia CLB, cho dù họ có còn tham gia CLB nữa hay không. Bởi mỗi CLB sẽ có 1 ngày truyền thống, ngày mà hầu hết mọi thành viên, dù đang tham gia (kohai), đã tham gia (sempai) đều mong muốn và có "nghĩa vụ" quay lại CLB họp mặt.

Như vậy, dù sau khi đã nghỉ tham gia 1 hội nhóm nào đó, 1 người Nhật vẫn có cơ hội mở rộng network mối quan hệ của mình từ chính hội nhóm cũ đó, theo quan hệ sempai-kohai. Còn người Việt Nam, khi đã nghỉ tham gia 1 hội nhóm, thường đồng nghĩa mối quan hệ từ hội nhóm đó cũng khó được mở rộng thêm.

Tương tự, 1 người Nhật học ở 1 trường đại học sẽ có cả 1 network các sinh viên các khóa, cùng khoa, cùng lớp, cả 1 thế hệ mấy chục năm. Còn 1 người Việt Nam, mối quan hệ chủ yếu là các sinh viên cùng khóa (trường hợp quen khóa trên coi như là mối quan hệ bạn bè bình thường, vì không có ràng buộc sempai-kohai).

Chúng ta nói mối quan hệ theo kiểu sempai-kohai là 1 mối quan hệ theo chiều dọc, còn mối quan hệ bạn bè đồng lứa là 1 mối quan hệ theo chiều ngang.

Có thể, ở Việt Nam cũng có 1 kiểu mối quan hệ chiều dọc, nhưng rõ ràng yếu hơn hẳn mối quan hệ theo chiều ngang. Còn ở Nhật, gần đây sự trỗi dậy của mối quan hệ theo chiều ngang lớn dần lên, nhưng vẫn không thể phủ nhận mối quan hệ chiều dọc là chính yếu.

(bài viết còn tiếp diễn... Mời bạn đón đọc nhé!)

Sưu tầm.

0 nhận xét:

Post a Comment

 
Top