Với người Nhật Bản, nhà vệ sinh (toilet) còn là một nét văn hóa với những quan niệm, phong tục khá thú vị.
Cách đây khoảng 20 năm, người Nhật gọi toilet là công trình phụ, được xây dựng tách rời với nhà tắm cho… sạch sẽ. Giờ đây, họ đã coi văn hóa toilet là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần.
Quan niệm về toilet
Ông Koo Ue, phát ngôn viên của Hiệp hội Nhà vệ sinh Nhật Bản nói: “Văn hóa toilet thể hiện sự tôn trọng con người, tôn trọng quyền con người và đặc biệt coi toilet là một thứ tối quan trọng phục vụ cho cuộc sống. Nhìn vào toilet, người ta có thể thấy ngay được cung cách, nề nếp sinh hoạt, thẩm mỹ, tính cách… của cả một dân tộc, hoặc chí ít của chủ nhân nó”. Ông Koo cho biết, người Nhật tổ chức kỷ niệm “Ngày toilet Nhật Bản” vào ngày 10.11 hàng năm.
Một người Nhật cho hay: “Vào ngày tết, chúng tôi có có tục không chỉ quét sàn toilet, mà phải lau chùi thật sạch. Hơn nữa, phải lau với một thái độ tích cực thì mới rước được Nữ thần may mắn”.
Quan niệm này xuất phát từ truyền thống rằng, nữ thần may mắn nấp trong các bồn cầu. Nếu chủ nhà không giữ gìn sạch toilet trong năm mới, thì nữ thần sẽ bỏ đi. Với lại, nếu người nào muốn trúng số, lấy được người mình yêu, hay sinh con như ý muốn … tất cả tùy thuộc vào thái độ tích cực hay không trong việc lau chùi toilet.
Công nghệ toilet – Cuộc cạnh tranh khốc liệt
Cuộc chiến về toilet Nhật Bản bắt đầu, khi các kỹ sư của Hãng Matsushita Electric Industrial trình làng một loại xí bệt, gắn thiết bị phát ra một dòng điện từ nhẹ qua bồn cầu, để đo tỷ lệ mỡ trong cơ thể.
Không thua kém, ngay lập tức đối thủ Inax đưa ra một loại bồn cầu phát sáng trong bóng tối, có nắp đậy phát ra tiếng vo vo, khi bộ cảm biến hồng ngoại nhận ra cơ thể người. Loại bồn cầu này có thể chơi một trong 6 bản nhạc với tiếng chim hót líu lo, tiếng hòa âm của gió đến tiếng bập bùng của đàn hạc, một loại nhạc cụ truyền thống của Nhật Bản.
Trưởng phòng marketing của Hãng Inax là Masahiro nói: “Trong ngôi nhà của người Nhật, nơi duy nhất bạn ngồi yên lặng một mình là toilet”. Do vậy, cuộc chiến công nghệ cao về việc bổ sung những đặc điểm kỳ kiệu cho bồn cầu sẽ làm tăng doanh số bán hàng tại Nhật. Mới đây, Hãng Toto vừa giới thiệu loại bồn cầu tiện dụng mới, giá 3.000 USD, có khả năng đón chào người sử dụng không chỉ bằng việc bật nắp đậy, mà còn bởi tiếng kèn phát ra từ 2 ống dẫn khí làm mát vào mùa Hè và ấm vào mùa Đông.
Không chỉ Nhật Bản công nhận văn hóa toilet, Hội nghị thượng đỉnh toilet thế giới tổ chức ngày 4.11 tại Ma Cao là thêm một minh chứng cho sự quan tâm ngày càng cao của thế giới đối với loại hình “văn hóa thỏa mãn nhu cầu” này. Tại Singapore, toilet đã được đưa vào luật, trong đó nêu rõ từng loại hình, tiêu chuẩn thiết kế, ánh sáng … của nhà vệ sinh; và quy định dùng miễn phí đối với tất cả nhà vệ sinh công cộng.
Trước đó, trong cuộc triển lãm Toilet expo đầu tiên tại Malaysia, Phó thủ tướng N.Razak đã kêu gọi toàn quốc hưởng ứng cuộc “cách mạng toilet” với quan niệm rằng, sự sạch đẹp của “chốn riêng tư” là thước đo cho sự văn minh của một quốc gia.
Còn châu Âu, toilet từ lâu rất được coi trọng. Họ còn xây toilet dành riêng cho người tàn tật, phụ nữ có con nhỏ; và cho ra đời những bệ xí có dàn nhạc giao hưởng để con người vừa sử dụng, vừa thưởng thức “lạc thú” mới. Như vậy, đủ thấy, loại hình “văn hóa ở nơi kín đáo” này ngày một được coi trọng trong cuộc sống hiện đại của mọi quốc gia trên toàn thế giới.
Theo du học Nhật Bản Hoa Sen tổng hợp và sưu tầm
0 nhận xét:
Post a Comment